Khái quát về tình hình diễn biến bệnh bạch hầu hiện nay, sự cần thiết của lớp tập huấn chẩn đoán và điều trị bệnh Bạch hầu đối với các đơn vị, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Ninh Bình Phạm Ngọc Hà nhấn mạnh, thông qua lớp tập huấn sẽ giúp nhân viên Y tế của các đơn vị bảo đảm chuyên môn chẩn đoán và điều trị ca bệnh bạch hầu, có thể ứng phó với tình hình dịch bệnh có thể xảy ra.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe Bác sĩ Phạm Thị Thanh Nga, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản-Nhi Ninh Bình trình bày các nội dung cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu về các biểu hiện lâm sàng của bệnh, chẩn đoán và điều trị ca bệnh cụ thể; tiêu chuẩn xuất viện và theo dõi điều trị tiếp theo.
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu là gì?
Ngoài ra, đồng chí còn nhấn mạnh về các biện pháp phòng bệnh bạch hầu để nhân viên y tế nắm rõ và áp dụng phòng bệnh hiệu quả như: tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính; mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh; nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh; rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn…
Phó Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Ninh Bình Phạm Ngọc Hà phát biểu tại lớp tập huấn. |
Đặc biệt, phòng bệnh bằng vaccine bạch hầu bằng cách: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia; dùng vaccine đa giá bạch hầu-ho gà-uốn ván cho trẻ; bắt đầu tiêm vaccine từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng; một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.
Với người tiếp xúc phải xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày, điều trị kháng sinh dự phòng để bảo đảm an toàn.