Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình của cả nước.
Mặc dù đã nổ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công phục vụ mục tiêu tăng trưởng nhưng kết quả giải ngân của địa phương này vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra vì ảnh hưởng thời tiết, thời gian thực hiện công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, bàn giao mặt bằng chậm. Giá vật liệu xây dựng có nhiều biến động. Tình trạng khan hiếm nguồn cung, nhất là cát xây dựng , đất san lấp vẫn xảy ra.
Một số dự án không lường hết các vấn đề phát sinh nên phải mất thời gian điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tế.
Một số dự án không lường hết các vấn đề phát sinh nên phải mất thời gian điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tế. Năng lực nhà thầu tư vấn thiết kế không tương xứng với hồ sơ dự thầu dẫn đến thời gian lập dự án đầu tư, lập bảo vệ tài chính còn chậm, gây kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư và tiến độ giải ngân của các dự án khởi công mới.
Các vấn đề như thẩm định phòng cháy chữa cháy, tác động môi trường quá phực tạp, hoặc xử lý nhà thầu vi phạm chưa cương quyết cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án, tiến độ giải ngân.
Thừa Thiên Huế xác định thời gian tới sẽ điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2023 theo hướng điều vốn từ dự án giải ngân thấp, dự án chưa giải ngân cho các dự án giải ngân tốt.
Đồng thời tỉnh đẩy nhanh tiến độ lập dự án, phân công trách nhiệm theo dõi tiến độ dự án cho từng lãnh đạo, gắn trách nhiệm chủ đầu tư, lãnh đạo địa phương cấp huyện, thị xã, thành phố với công tác giải phóng mặt bằng. Các sở, ngành cũng phải rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật xuống còn 2/3 thời gian theo quy định.