Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.
Ngày 16/10, Công an huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình phát đi thông báo cảnh báo việc giả danh cán bộ công an gọi điện đặt lịch hẹn làm căn cước công dân cho trẻ từ 6 tuổi trở lên để người dân biết phòng tránh lừa đảo.
Ngày 9/9, Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, tổ chức trao thẻ căn cước cho anh Phạm Quang Tèo, sinh ngày 1/1/1986, trú tại Tổ dân phố 7, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar và tặng quà hỗ trợ gia đình số tiền 6.210.000 đồng do lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị phát động, quyên góp ủng hộ, giúp gia đình anh trang trải cuộc sống.
Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chính sách, hoạt động nhằm chăm lo, hỗ trợ các đối tượng chính sách đặc thù, người cao tuổi, trẻ em mồ côi và những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó góp phần bảo đảm các quyền lợi, đời sống để các đối tượng này tiệm cận với các hoạt động, dịch vụ của xã hội.
Bắt cầu từ ngày 1/7, Luật căn cước 2023 chính thức có hiệu lực. Theo đó, ngoài thông tin sinh trắc học bắt buộc về khuôn mặt và vân tay, cơ quan công an sẽ thu nhận thêm thông tin về mống mắt với người dân khi đi làm thẻ căn cước. Việc triển khai các quy trình này tại các địa điểm làm thủ tục cấp căn cước cho người dân đã được thực hiện nhanh chóng, đồng bộ và không có khó khăn, vướng mắc.
Ngày 28/6, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, bảo đảm thu nhận hồ sơ, cấp thẻ Căn cước cho công dân từ 0 đến dưới 6 tuổi; từ 6 đến dưới 14 tuổi; từ 14 tuổi trở lên và cấp Giấy chứng nhận Căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch từ ngày 1/7/2024.
Ngày 8/5, tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an phối hợp Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY tổ chức triển lãm xác thực định danh sinh trắc học kết hợp tuyên truyền sinh trắc học mống mắt trong quá trình thu nhận căn cước, giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa và lợi ích của việc thu nhận sinh trắc học mống mắt.
Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực từ 1/7/2024. Luật có nhiều quy định cụ thể, góp phần hoàn thiện pháp luật, đáp ứng được nhiều mặt của thực tiễn về cải cách hành chính, quản lý dân cư, bảo đảm quyền công dân, hướng tới xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.
Kể từ ngày 1/7/2024, thẻ căn cước công dân đổi tên thành thẻ căn cước; mở rộng thêm đối tượng được cấp thẻ căn cước và thu thập thông tin sinh trắc học học mống mắt với công dân từ đủ 6 tuổi trở lên.
Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực từ 1/7/2024 với 10 điểm mới cần lưu ý.
Ngày 23/2, tại dự thảo Thông tư về mẫu Thẻ căn cước, giấy Chứng nhận căn cước, Bộ Công an đã đề xuất các nội dung ghi trên căn cước mới. Nếu được thông qua, mẫu căn cước này sẽ được triển khai từ 1/7 tới đây, đúng thời điểm Luật căn cước công dân (sửa đổi) có hiệu lực.
Theo dự thảo Thông tư quy định về mẫu thẻ Căn cước, hai mặt của thẻ căn cước in hoa văn màu xanh chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước thẻ gồm: Bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn họa tiết truyền thống trang trí.
Sau hai năm thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua quy định thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt vào trong Cơ sở dữ liệu căn cước, bên cạnh ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói và ADN.
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06), bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Hà Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp, hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án 06, mang lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp.
Dự thảo Luật Căn cước đã chỉnh lý, bổ sung quy định nguyên tắc việc thu thập và bổ sung thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói vào dữ liệu căn cước chỉ được thực hiện trên cơ sở người dân tự nguyện cung cấp hoặc lưu trữ thông tin có sẵn trong quá trình giải quyết vụ việc hình sự, hành chính.
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đều nhất trí với việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước; cấp có thẩm quyền khi họp cũng đồng thuận rất cao với việc đổi tên dự án luật này.
Thứ tư, ngày 25/10/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm khẳng định, người dân sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chíp hoặc mã QR thì không bị theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào cũng không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Căn cước mà Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân. Trong khi đó, việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ là để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng), thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, mống mắt, ADN, giọng nói… là những thông tin có tính bảo mật cao nhất của công dân, nên việc bổ sung vào trong Cơ sở dữ liệu căn cước cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, qua rà soát hệ thống pháp luật thì việc thay đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước không phát sinh việc sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết khác của Quốc hội, đồng thời không có tác động xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật.
Khẳng định việc áp dụng công nghệ trong thẻ căn cước tạo thuận tiện cho người dân trong tham gia các giao dịch dân sự cũng như đi lại, đại biểu Quốc hội đề xuất tích hợp các giấy tờ bằng giấy hiện nay vào thẻ căn cước.
Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi; tuy nhiên, việc cấp thẻ cho nhóm đối tượng này sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.