Theo đó, từ ngày 9-13/11, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa sẽ diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, Hội nghị kết nối cung-cầu, thương thảo ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn; tập huấn, hướng dẫn kỹ năng truyền thông và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản.
Đến thời điểm này, các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cở sở sản xuất trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa đăng ký giới thiệu, bày bán sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nông sản, thực phẩm an toàn tại 200 gian hàng, trong đó có 23 gian hàng giới thiệu nông sản của các tỉnh bạn.
Với 324 sản phẩm OCOP cùng nhiều sản phẩm làng nghề đa dạng, phong phú trong tỉnh Thanh Hóa, đây là cơ hội kết nối cơ sở sản xuất sản phẩm nông sản chủ lực, thực phẩm an toàn với người tiêu dùng, quảng bá sản phẩm OCOP, khẳng định lợi thế so sánh các đặc sản vùng miền.
Nhà báo kiêm chủ Cơ sở nem Vị Thanh phát biểu tại buổi họp báo. |
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương kiến nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu liên quan về chuỗi các hoạt động, sự kiện phục vụ hoạt động tuyên truyền kịp thời, hiệu quả; đánh giá hiệu quả kết nối cung-cầu, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ mở rộng các điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản an toàn tại các đô thị; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá, chào bán sản phẩm, đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản an toàn lên sàn giao dịch thương mại điện tử….
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa trao đổi, thông tin giải đáp ý kiến đại diện các cơ quan báo chí đề cập. |
Đại diện các cơ quan đồng tổ chức trao đổi, giải đáp, tiếp thu các ý kiến phản ánh, thông tin thêm về quy mô, hỗ trợ quầy hàng, các chi phí liên quan cho các tổ chức, doanh nghiệp, chủ thể giới thiệu, bày bán sản phẩm nông sản chủ lực, an toàn; dự kiến chắp nối 10 cặp cung-cầu sản phẩm và sẽ đánh giá, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác tổ chức, kết nối cung-cầu, tiêu thụ nông sản.