Phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi dẫn tin của truyền thông Iran cho biết tình hình ở thủ đô Tehran vẫn bình thường sau khi một số tiếng nổ đã được nghe thấy vào sáng sớm 26/10.
Triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực mới, nhất là từ phía Iran. Dù vậy, trong nỗ lực làm sống lại thỏa thuận lịch sử, thách thức được dự báo là không nhỏ, nhất là khi căng thẳng tại Trung Đông chưa hạ nhiệt và cục diện bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn rất khó lường.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti ngày 5/8, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết, vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh là nhằm mục đích kéo dài và làm mở rộng phạm vi cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định tiếp tục hướng tới bình thường hóa quan hệ kinh tế với các nước, cùng với nỗ lực ứng phó các lệnh trừng phạt chống Iran. Trong phát biểu nhậm chức, ông Pezeshkian nhấn mạnh về "quyền bất khả xâm phạm" của Iran có quan hệ bình thường với thế giới và Iran sẽ không khuất phục trong cuộc chiến chống trừng phạt.
Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên kiềm chế để ngăn chặn Trung Đông rơi vào một cuộc xung đột quy mô lớn theo sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ngày 31/7.
Ngày 31/7, hãng thông tấn nhà nước WAFA của Palestine đưa tin, Tổng thống Mahmoud Abbas đã lên án mạnh mẽ vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại thủ đô Tehran của Iran xảy ra trước đó cùng ngày.
Cử tri Iran đã chọn ứng cử viên theo đường lối cải cách, ông Masoud Pezeshkian, làm Tổng thống mới của nước này, quyết định nhận được sự quan tâm lớn cả trong nước và quốc tế. Trong thời điểm quan trọng đối với nước Cộng hòa Hồi giáo, sự thay đổi về đường lối lãnh đạo đặt ra cả cơ hội và thách thức cho Tehran trong tiến trình phát triển và định hướng tương lai.
Ngày 14/4, Iran đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc tấn công lớn hơn vào lãnh thổ của Israel nếu nước này trả đũa cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa mà Tehran phát động đêm qua.
Hãng thông tấn bán chính thức Mehr đưa tin, Bộ Ngoại giao Iran đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng Iran có liên quan việc lên kế hoạch tấn công các tàu thương mại ở Biển Đỏ của lực lượng Houthi tại Yemen.
Khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran ngày càng trở nên xa vời khi các bên liên quan liên tục “ăn miếng, trả miếng” lẫn nhau. Trong khi Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran, Tehran đáp trả bằng những tuyên bố cứng rắn.
Ngày 6/6, Iran chính thức mở lại Đại sứ quán tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia sau bảy năm đóng cửa. Phát biểu tại lễ thượng cờ Cộng hòa Hồi giáo Iran trong khuôn viên Đại sứ quán ở Riyadh, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Alireza Bikdeli nhấn mạnh, mối quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia bước sang chương hợp tác mới.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi vừa cho biết, IAEA và Iran nhất trí điều chỉnh quan hệ với việc Iran đồng ý kết nối trở lại các máy quay giám sát tại một số cơ sở hạt nhân và tăng cường tốc độ thanh sát. Ðộng thái này mở ra triển vọng cải thiện quan hệ giữa Tehran và phương Tây.
Bộ Ngoại giao Iran nêu rõ Iran sẵn sàng hợp tác với IAEA để xóa bỏ những quan điểm sai lầm liên quan đến các hoạt động hạt nhân hòa bình của nước này và kỳ vọng cơ quan này sẽ có động thái tương tự.
Một quan chức Iran cho biết, nếu phương Tây không ra quyết định khôi phục thỏa thuận, Iran có những lựa chọn khác và Iran sẽ không tay trắng trong tình huống này.
Truyền thông tại Trung Đông ngày 2/9 đưa tin, Nghị sĩ Iran - Tướng Mohammad Ismail Kothari tuyên bố nước này có thể tăng cường làm giàu uranium có độ tinh khiết từ 60% lên 93%, được coi là “cấp độ vũ khí”, nếu các bên tiếp tục trì hoãn việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
Ngày 1/9, Mỹ cho biết đã nhận được phản hồi mới nhất từ phía Iran về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đồng thời cho rằng phản hồi này không "mang tính xây dựng".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Nasser Kanaani ngày 28/8 tuyên bố, Tehran nghiêm túc trong mục tiêu đạt 1 thỏa thuận tại Vienna (Áo) vì việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 có lợi cho tất cả các bên.
Ngày 22/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhấn mạnh, việc trao đổi tù nhân với Mỹ không liên quan đến các cuộc đàm phán gián tiếp với Washington nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Ngày 15/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhận định có cơ hội để khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 với các cường quốc thế giới, nếu "lằn ranh đỏ" của Tehran được tôn trọng.
Đại diện của Nga tại Vienna cho rằng, có thể sớm đạt được đồng thuận về JCPOA nếu tất cả các nước tham gia đàm phán đồng ý với văn bản do điều phối viên Liên minh châu Âu đưa ra vào ngày 8/8.
Ngày 4/8, các nhà đàm phán đã khởi động vòng thương lượng thứ tám tại khách sạn hạng sang Palais Coburg ở thủ đô Vienna (Áo), nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015.
Ngày 1/8, ông Mohammad Eslami - người đứng đầu Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran, tuyên bố nước này không có ý định chế tạo bom nguyên tử dù có đầy đủ điều kiện kỹ thuật.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ngày 19/7 cam kết tiếp tục hợp tác trong vấn đề chống khủng bố ở Syria, theo tuyên bố 3 bên được đưa ra sau khi lãnh đạo 3 nước nhóm họp thượng đỉnh ở Tehran.
Iran tái khẳng định chính sách chiến lược của Tehran là tìm cách sử dụng công nghệ hạt nhân vì các mục đích hòa bình trong khuôn khổ luật pháp và quy tắc quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi Faisal bin Farhan mới đây kêu gọi “nhanh chóng đình chỉ" các hoạt động của Iran vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), trong bối cảnh các bên đang nỗ lực đưa Tehran trở lại bàn đàm phán.