Kiểm tra việc sinh trưởng, phát triển của lúa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tại tỉnh Hà Tĩnh.
Kiểm tra việc sinh trưởng, phát triển của lúa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tại tỉnh Hà Tĩnh.

Tăng giá trị nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở việc tập trung nâng cao năng suất, chất lượng mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe nhân dân, bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ giúp nói không với hóa chất, hạn chế ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thay đổi tập quán canh tác của bà con nông dân.

Thực tế đã chứng minh, nông nghiệp hữu cơ đem lại rất nhiều lợi ích, là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển. Các cánh đồng nông nghiệp hữu cơ không chỉ giúp nông dân tạo ra sản phẩm sạch mà còn giảm chi phí sản xuất, góp phần cải tạo đất, nâng cao giá trị sản xuất.

Nói không với hóa chất

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ đang được các bộ, ngành, địa phương và nhân dân triển khai thực hiện mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Nhằm nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã triển khai nhiều mô hình đã và đang giúp nâng cao giá trị sản xuất.

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ được triển khai tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị với diện tích 240ha. Với việc áp dụng quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học, tạo ra sản phẩm lúa, gạo an toàn, tăng lợi nhuận cho nông dân so với sản xuất lúa đại trà khoảng 20%...

Trong đó, mô hình sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học trong sản xuất rau, lúa an toàn tại Hà Nội và Hải Dương với diện tích lúa là 80ha. Qua thống kê, lúa trong mô hình đạt năng suất đạt 6,38 tấn/ha, hiệu quả tăng 10% so với sản xuất đại trà.

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ được triển khai tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị với diện tích 240ha. Với việc áp dụng quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học, tạo ra sản phẩm lúa, gạo an toàn, tăng lợi nhuận cho nông dân so với sản xuất lúa đại trà khoảng 20%...

Mô hình sử dụng giống lúa sản xuất theo quy trình hữu cơ, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Lúa canh tác được sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ vi sinh, sinh học và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc.

Qua đánh giá, lúa sinh trưởng khỏe, sạch sâu bệnh, năng suất đạt 60,6 tạ/ha, hiệu quả kinh tế hơn 12,8% so với sản xuất lúa thường. Từ đó đã nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ trong 3 năm 2021 đến 2023 là 1.960ha.

Qua đánh giá, sản xuất lúa hữu cơ, không chỉ giúp tạo ra sản phẩm gạo sạch, bảo vệ môi trường do không dùng hóa chất trong sản xuất mà còn tăng lợi nhuận cho bà còn bình quân 1 triệu đồng/sào.

Ông Tôn Thất Thạnh, đại diện Tập đoàn Quế Lâm

Hay mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh chè theo hướng hữu cơ, thực hiện ở cây chè Shan vùng cao. Năng suất chè bình quân đạt 3,6 tấn búp tươi/ha/lứa hái, giá bán từ 10.000 đến 12.000 đồng/kg, cao hơn đại trà từ 3.000 đến 4.500 đồng, thu nhập tăng thêm đạt hơn 35 triệu đồng/ha.

Tăng giá trị nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ ảnh 1

Mô hình sản xuất hoa công nghệ cao tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Là một trong những đơn vị thời gian qua đã tham gia tích cực vào sản xuất lúa hữu cơ, đến nay Tập đoàn Quế Lâm đã triển khai nhiều mô hình này trên địa bàn cả nước.

Ông Tôn Thất Thạnh, đại diện Tập đoàn Quế Lâm chia sẻ: “Khởi đầu, sản xuất lúa hữu cơ của Tập đoàn là tại Thừa Thiên Huế, từ mô hình này đã nhân rộng ra những địa phương khác. Hiện nay, Tập đoàn sản xuất lúa hữu cơ khoảng 1.000ha ở các tỉnh như: Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đồng Nai...”.

Qua đánh giá, sản xuất lúa hữu cơ, không chỉ giúp tạo ra sản phẩm gạo sạch, bảo vệ môi trường do không dùng hóa chất trong sản xuất mà còn tăng lợi nhuận cho bà còn bình quân 1 triệu đồng/sào.

Nâng cao giá trị sản phẩm

Hiện nay, các bộ, ngành và địa phương trên cả nước đều quan tâm và chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng người sản xuất, doanh nghiệp; số lượng các mô hình sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ tại các địa phương ngày càng nhiều giúp cho diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tăng nhanh.

Trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện nay có 6 công ty, trang trại, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó có 5 đơn vị sản xuất rau hữu cơ các loại với diện tích 32,11ha.

Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, đến nay huyện có 11.170ha sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao và công nghệ cao theo hướng thông minh. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ tập trung ở các địa bàn trọng điểm sản xuất rau, hoa mà phát triển tới cả các vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như ứng dụng hệ thống tưới thông minh, hệ thống điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ tự động…

Theo thống kê, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 220 đến 230 triệu đồng/năm/ha; nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh đạt hiệu quả từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

Hiện nay, Trang trại Thiên Sinh tạo việc làm cho khoảng 30 nhân công với 80% là người dân tộc thiểu số. Mỗi một ngày thu hoạch khoảng 1 tấn rau củ các loại, mỗi năm xuất bán ra thị trường 15 con bò thịt tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng mang lại nguồn thu nhập 12 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Thắng, chủ trang trại Thiên Sinh

Trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện nay có 6 công ty, trang trại, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó có 5 đơn vị sản xuất rau hữu cơ các loại với diện tích 32,11ha. Thời gian qua, các đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư mang lại kết quả nhất định, thu nhập kinh tế cao, điển hình như Trang trại Thiên Sinh farm tại thôn Ka Đơn, xã Ka Đơn.

Ông Nguyễn Quốc Thắng, chủ trang trại Thiên Sinh cho biết, với diện tích 15ha trồng rau, củ, quả, trồng cỏ, nuôi bò… Hiện nay, Trang trại Thiên Sinh tạo việc làm cho khoảng 30 nhân công với 80% là người dân tộc thiểu số. Mỗi một ngày thu hoạch khoảng 1 tấn rau củ các loại, mỗi năm xuất bán ra thị trường 15 con bò thịt tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng mang lại nguồn thu nhập 12 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng.

Thay đổi tập quán canh tác cho người dân

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh Nguyễn Hữu Ngọc cho biết: “Từ vụ hè thu năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ với diện tích 30ha ở ba địa phương: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Đức Thọ. Dù là vụ đầu tiên nhưng kết quả cho thấy ruộng giảm được ô nhiễm do không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ hóa học và gạo cũng bảo đảm an toàn thực phẩm”.

Đến nay, Trung tâm đã triển khai được gần 60ha lúa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Theo đánh giá, sản xuất lúa theo hướng này năng suất vẫn đạt được như sản xuất đại trà, đồng thời có liên kết với doanh nghiệp nên đầu ra được bảo đảm.

So với canh tác truyền thống, sản xuất lúa hữu cơ không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học giúp giảm chi phí từ 10 đến 15%. Với cùng một giống lúa, sau khi thu hoạch nếu lúa trồng đại trà giá gạo từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, còn lúa hữu cơ dao động từ 20 đến 25 nghìn đồng/kg.

Đặc biệt, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ giúp giảm chi phí đầu tư khoảng 4 triệu đồng/ha, giá bán lúa cao cho nên thu nhập tăng hơn so với lúa cấy đại trà từ 8 đến 10 triệu đồng. Từ các mô hình triển khai, đến nay các địa phương trên địa bàn đã nhân rộng sản xuất, bình quân từ 10 đến 20ha/địa phương.

Trưởng thôn Vân Cửu, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) Thái Văn Nghĩa

Trưởng thôn Vân Cửu, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) Thái Văn Nghĩa cho biết: “Vụ đông xuân 2022-2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Tập đoàn Quế Lâm, 10 hộ dân trên địa bàn đã trồng thử nghiệm 2ha lúa hữu cơ. Khi tham gia mô hình, bà con được hướng dẫn kỹ thuật từ gieo cấy đến chăm sóc, bón phân và được cung cấp giống chất lượng”.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ở Việt Nam hiện có khoảng 500 nghìn ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ; cả nước có 46 tỉnh, thành phố đang thực hiện và có phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp và 17.000 nông dân.

So với canh tác truyền thống, sản xuất lúa hữu cơ không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học giúp giảm chi phí từ 10 đến 15%. Với cùng một giống lúa, sau khi thu hoạch nếu lúa trồng đại trà giá gạo từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, còn lúa hữu cơ dao động từ 20 đến 25 nghìn đồng/kg.

Hướng đến nền nông nghiệp xanh

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ở Việt Nam hiện có khoảng 500 nghìn ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ; cả nước có 46 tỉnh, thành phố đang thực hiện và có phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp và 17.000 nông dân; các sản phẩm chủ yếu gồm: gạo, tôm, dừa, cà-phê, sữa, trà, rau, trái cây...

Tăng giá trị nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ ảnh 2

Trồng rau su su hữu cơ tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù nông nghiệp hữu cơ đem lại rất nhiều lợi ích nhưng không dễ để chuyển toàn bộ từ sản xuất thâm canh sang sản xuất hữu cơ. Bởi, năng suất sản xuất theo phương thức hữu cơ thấp hơn so với sản xuất thông thường do không dùng phân bón hóa học, hóc-môn tăng trưởng, công nghệ gen.

Bên cạnh đó, sản xuất hữu cơ tốn nhiều công lao động hơn do một số khâu sử dụng lao động thủ công; ảnh hưởng do sâu, bệnh vì không dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học; sản xuất hữu cơ và không hữu cơ ở một số nơi nằm liền kề, đan xen, mặc dù có vùng đệm nhưng nguy cơ lây truyền dịch bệnh vẫn cao.

Người tiêu dùng trong nước chưa biết nhiều và hiểu nhiều về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ nên ảnh hưởng việc hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ và chưa khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp hữu cơ.

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch

Nhất là giá thành sản phẩm hữu cơ cao hơn đáng kể so với sản phẩm không hữu cơ nhưng do năng suất thấp, chi phí cao dẫn đến hiệu quả chưa được kỳ vọng. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường giới hạn là nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch, người tiêu dùng trong nước chưa biết nhiều và hiểu nhiều về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ nên ảnh hưởng việc hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ và chưa khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp hữu cơ.

Ngoài ra, danh mục đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ chưa được ban hành; kinh phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ của tổ chức quốc tế quá cao; sản xuất nông nghiệp thông thường như hiện nay đã trở thành thói quen dài trong nhiều năm qua. Vì vậy, khi chuyển đổi sang phương pháp canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ phải được coi là một cuộc “cách mạng” của tất cả các cấp và người sản xuất.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, để phát triển nền nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả về trồng trọt hữu cơ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đến người tiêu dùng để chuyển đổi hành vi sang tiêu dùng xanh qua đó thúc đẩy sản xuất hữu cơ.

Các địa phương cần xác định đối tượng cây trồng, vùng canh tác phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, khí hậu của các vùng sinh thái bảo đảm hiệu quả sản xuất. Những vùng có lợi thế về sản xuất hữu cơ cần được phát triển, bảo vệ và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ các vùng chung quanh.

Đồng thời đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các dự án, chương trình, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung; thực hiện các mô hình nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực, đặc thù có lợi thế của các địa phương.

back to top