Chế biến trái cây tại nhà máy Tanifood, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: THÀNH THUẬN)

Bài 2: Đầu tư công nghệ giống và chế biến sâu

Việt Nam hiện có nhiều lợi thế cả về sản xuất và xuất khẩu rau quả với quy mô thị trường ngày càng rộng lớn và đa dạng. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đang được nhiều quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp quan tâm đầu tư, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về công nghệ sản xuất, chất lượng, thị trường. Do đó, muốn bứt phá mạnh mẽ, ngành rau quả Việt Nam cần ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống và đẩy mạnh chế biến sâu.
Chuẩn bị đóng gói bưởi xuất khẩu tại Công ty Vina T&T Group.

Dồn sức cho mục tiêu xuất khẩu nông sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 43,08 tỷ USD. Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt 9,3 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành nông nghiệp vẫn kiên trì mục tiêu cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ cán mốc 54 tỷ USD. Dự báo, những tháng cuối năm là cơ hội cho nhiều ngành hàng bứt phá để hiện thực hóa mục tiêu này.
Xoài là một trong những mặt hàng trái cây của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới.

Kỷ lục mới của ngành hàng rau quả

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, trị giá xuất khẩu hàng rau hoa quả trong tháng 9/2023 ước đạt 650 triệu USD, tăng 39,9% so với tháng trước và tăng 160% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Thanh long là một trong những mặt hàng trái cây xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc.

“Rộng cửa” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng đầu năm 2023. Trong khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ chiếm 20,4%, giảm 29,3% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 6,9% thì giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 21,9%, tăng 12,5% so cùng kỳ năm 2022.