Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới như: Trang phục chống cháy, bảo hộ lao động, sản phẩm phục vụ ngành y tế trong phòng chống dịch bệnh,… nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ðây được coi là hướng đi phù hợp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng.
Trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ, phản ánh dấu hiệu khởi sắc của ngành khi có sự dịch chuyển đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu 44 tỷ USD đề ra trong năm nay, doanh nghiệp dệt may cần đẩy mạnh các giải pháp gia tăng xuất khẩu, duy trì ổn định sản xuất.
Ngày 27/7, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, đơn vị vừa khánh thành Trung tâm Phát triển sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang Vinatex (Vinatex PD&B).
Việt Nam sẽ có bộ tiêu chí về phân loại xanh và hệ thống ngành kinh tế xanh. Phát triển kinh tế xanh đang là ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Việt Nam cũng đang nỗ lực đi trên con đường này.
5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước, trong đó điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Theo biên bản ghi nhớ, COATS và Vinatex sẽ hợp tác sản xuất vải và trang phục chống cháy, cùng đó Vinatex sẽ sản xuất và bán vải, quần áo chống cháy theo đơn đặt hàng độc quyền cho COATS và chi nhánh của COATS trên toàn cầu.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD trong bối cảnh đối diện nhiều thách thức khi cầu tiêu dùng sụt giảm, các thị trường nhập khẩu đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế,...
Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đối diện khó khăn chưa từng có, đã tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp. Với sự linh hoạt trong triển khai các giải pháp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, ngành dệt may đã từng bước vượt khó, sẵn sàng cho đà hồi phục và tăng trưởng trong thời gian tới.
Nếu không tính năm 2020 đại dịch Covid-19 khiến toàn thế giới “đóng cửa” thì năm 2023 là năm đầu tiên từ khi thành lập Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cũng như kể từ khi ngành dệt may Việt Nam bắt đầu xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm khoảng 10%. Với sự nỗ lực của tập thể người lao động toàn hệ thống đã giúp đơn vị có doanh thu hợp nhất đạt 17.225 tỷ đồng, đạt 104,4% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 377 tỷ đồng, đạt 101,9% kế hoạch,…
Đơn hàng xuất khẩu dự kiến tiếp tục giảm, xu thế số lượng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, chuỗi cung ứng còn rủi ro, chi phí đầu vào cao,... Trong bối cảnh đó, May 10 đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 130 tỷ đồng, thu nhập bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng trong năm 2024.
Tính đến hết tháng 8 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may mới vượt qua con số 26 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2022 và chỉ đạt 65,5% kế hoạch năm. Ngành dệt may đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi cầu tiêu dùng sụt giảm, sức cạnh tranh ngày càng tăng cao, đặc biệt là tình trạng ép giá, số đơn hàng giảm sâu,...
Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là bất ổn về địa chính trị tại một số nước trên thế giới, đã khiến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm mạnh, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Số liệu thống kê của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong bốn tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngành dệt may Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng đơn hàng sụt giảm từ 30-60% so với cùng kỳ, trong đó, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU đều giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng giảm, người dân thắt chặt chi tiêu,... Ðể duy trì hoạt động, các doanh nghiệp đang tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm đơn hàng nhằm bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.
Mặc dù đứng Top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với rất nhiều khó khăn khi cầu tiêu dùng giảm, sức cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên thị trường.
Ngày 22/12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh và phong trào công nhân lao động năm 2022, định hướng năm 2023.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, để chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp sản xuất phải có tầm nhìn xa nhưng bước đi nhỏ. Tầm nhìn xa là phải có chiến lược phát triển, có bộ chỉ số thể hiện mức độ trưởng thành trong từng ngành và bước đi nhỏ là để có phải làm lại thì chi phí cũng không lớn.
Việc ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhau đã giúp nhiều doanh nghiệp nội địa tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn nguyên liệu và xây dựng được chuỗi liên kết hàng Việt Nam bền vững.
Ngày 11/8, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị “Các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong khối ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau”.