Nhờ có nhiều chính sách cho vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã tạo nên nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Thế hệ trẻ cũng bắt kịp xu hướng thời đại công nghệ số, có cách tạo dựng thương hiệu và phát triển kinh tế-văn hóa theo cách riêng của mình.
Là địa phương có hơn 67% đồng bào các dân tộc sinh sống, khác nhau về phong tục, tập quán thế nhưng người dân luôn đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp xây dựng hạ tầng các bản làng, đưa Mường Nọc trở thành xã đầu tiên của huyện miền núi biên giới 30a Quế Phong hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới; góp phần xóa trắng huyện nông thôn mới trong toàn tỉnh Nghệ An.
Suốt bao đời người dân xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, Hà Nội) gắn bó với cây lúa. Để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, anh Bùi Văn Khá đã quyết tâm đưa cây hoa về trồng trên quê hương mình. Nhờ kiên trì, ham học hỏi, anh Khá đã trở thành một “tỷ phú hoa” và giúp nhiều người dân Đồng Tháp đổi đời từ trồng hoa.
Những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung sản xuất các loại hoa, cây kiểng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều hộ trồng hoa, kiểng (cây cảnh) tại các địa phương Tây Nam Bộ mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào thực tế sản xuất. Nhờ đó, nhiều sản phẩm chất lượng cao, “độc, lạ” xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần nâng tầm giá trị hoa, kiểng.
Ngày 5/9, tại Thái Nguyên, Công ty Ô-tô Toyota Việt Nam phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động Chương trình “Toyota chung tay xanh hóa học đường” năm 2022 với sự tham gia của các học sinh Trường Tiểu học Tân Khánh, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình (Thái Nguyên).