Toàn cảnh hội nghị.

Công bố Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao và hệ thống du lịch tầm nhìn đến năm 2045

Sáng 18/10, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí. (Ảnh minh họa)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Theo thông tin từ Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có nội dung đề nghị các địa phương không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi từ tỉnh đến cơ sở.

Nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam và bảo hiểm y tế ở Đắk Lắk

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư (khóa X), về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ở Đắk Lắk đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Nhà truyền thống xã Yên Mỹ là mô hình được khuyến khích nhân rộng trên địa bàn thành phố.

Cải thiện đời sống văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu

Cùng với đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế, cải thiện hạ tầng... trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, các địa phương đều quan tâm xây dựng, trang bị cho các thiết chế văn hóa, thể thao; triển khai các hoạt động để thiết chế thể thao thu hút cộng đồng. Nhờ đó, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân các xã nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục được cải thiện, nâng cao.
Phát biểu tại thảo luận tổ về “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035”, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý chương trình phải nêu rõ cơ chế đầu tư các thiết chế văn hóa.

Cần làm rõ cơ chế đầu tư cho các thiết chế văn hóa

Phát biểu tại thảo luận tổ về “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035”, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý chương trình phải cụ thể hóa từng chương trình, từng dự án, từng đề mục để thực hiện hiệu quả trên thực tiễn; trong đó đặc biệt chú ý đến cơ chế đầu tư các thiết chế văn hóa. 
(Ảng minh họa)

Gỡ “điểm nghẽn” cho thiết chế văn hóa, thể thao

Thuật ngữ “thiết chế văn hóa, thể thao” được ghi tại Quyết định số 2164/QÐ-TTg (ngày 11/11/2013) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Thiết chế văn hóa, thể thao ở nhiều địa phương vừa thừa, vừa thiếu.
Ảnh minh họa.

Phát huy tốt công năng của thiết chế văn hóa

Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, hệ thống thiết chế văn hóa đóng vai trò như một phần không thể thiếu. Là người nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa và di sản văn hóa, tôi rất tâm đắc với ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Nâng cao hiệu quả của các thiết chế văn hóa nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa tốt đẹp” trong bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”.
Cần giải pháp tích cực, hiệu quả để phát triển văn hóa theo chiều sâu

Cần giải pháp tích cực, hiệu quả để phát triển văn hóa theo chiều sâu

Mặc dù tiêu chí về văn hóa đã đạt được trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đại biểu Quốc hội cho rằng để văn hóa được chú trọng, có sự chuyển biến về chất thực sự, không chỉ đơn thuần là việc dành bao nhiêu ngân sách cho văn hóa hay giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm những việc cụ thể nào.
Múa trống bồng, một điệu múa cổ truyền được gìn giữ, phát huy tại huyện Thanh Trì.

Giữ gìn bản sắc văn hóa khi lên quận

Với định hướng chung là phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhưng quá trình triển khai Chương trình số 06-CTr/TU lại mang những đặc thù riêng của từng địa phương. Tại những địa bàn ven đô, việc triển khai Chương trình số 06 đang được các huyện gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa của các địa phương.
Thư viện tỉnh Thái Bình được đầu tư xây dựng với quy mô bề thế, hiện đại.

Bừng sáng một thiết chế văn hóa gần 70 tuổi đời ở tỉnh Thái Bình

Thư viện tỉnh Thái Bình (tiền thân là Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Thái Bình) đến nay đã có 68 năm hình thành và phát triển. Đây là thư viện điểm đầu tiên của miền bắc xã hội chủ nghĩa. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay thư viện vẫn khẳng định là một thiết chế văn hóa quan trọng của quê lúa Thái Bình.
Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc chính thức đi vào hoạt động.

Thêm một thiết chế văn hóa được đưa vào sử dụng ở Thái Nguyên

Nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 77 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945-28/8/2022), tối 27/8 đã diễn ra Chương trình nghệ thuật tổng hợp “Đêm huyền diệu” đánh dấu việc chính thức khai trương, đưa vào sử dụng Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc ở thành phố Thái Nguyên (thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch).