Huyện Thanh Chương, địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, cũng là một trong những vùng quê mang đậm bản sắc văn hóa xứ Nghệ. Những năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Chương đoàn kết tìm hướng khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, từng bước bứt phá vươn lên thoát khỏi huyện nghèo, trở thành huyện khá của tỉnh Nghệ An.
Sáng 6/12, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương đạt 8,05%. Hà Tĩnh đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố cả nước về tốc độ tăng trưởng.
Chiều 11/11, tại thành phố Thanh Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 đến nay; nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Ngày 27/10, tại thành phố Gia Nghĩa, Bộ Công thương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị ngành Công thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2023.
Ngày 5/7, tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ 14 (khóa XXII), nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2023.
Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam sáu tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023. Đây là hoạt động thường niên của Bộ Tài chính, được tổ chức trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái.
Nửa chặng đường của năm 2023 vừa đi qua cũng là đến thời điểm Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), với 2,9 điểm phần trăm, dịch vụ là điểm sáng của nền kinh tế khi đóng góp chính vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I/2023, nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh và lượng lớn khách quốc tế quay trở lại.
Khát vọng vươn lên của Việt Nam đang ngày càng cháy bỏng. Với kinh tế số, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có cơ hội đồng hành, bắt kịp cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp mới. Nắm bắt thời cơ, ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 411-QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời nhấn mạnh đây là nhiệm vụ được đặt ở mức ưu tiên cao.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 tiếp tục thuộc tốp đầu Đông Nam Á nhưng các tổ chức quốc tế lưu ý, động lực tăng trưởng xuất khẩu có thể suy giảm do các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của hàng hóa Việt Nam.
Công ty tư vấn YCP Solidiance mới đây có báo cáo nhận định rằng, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người tiêu dùng số dự kiến sẽ là động lực chính cho nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dự kiến tăng trưởng 4,7% trong năm nay.
Với tiêu đề "Phát triển kinh tế trên nền tảng vững chắc", nhà báo Gerhard Feldbauer đã có bài viết trên báo Thế giới trẻ (Junge Welt) của Đức ngày 2/8, đánh giá tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong 2 năm đại dịch Covid-19, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đang tăng mạnh.
Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh vùng cao Hà Giang ghi nhận mức tăng 7,86% tổng sản phẩm trên địa bàn, mức tăng trưởng cao nhất so cùng kỳ trong vòng 5 năm gần đây.