Sáng 8/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025.
Trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã cụ thể hóa các chỉ đạo thành các mục tiêu, giải pháp thực hiện cho toàn hệ thống. Riêng đối với công tác tín dụng, toàn ngành ngân hàng đã quyết tâm triển khai nhiều giải pháp ngay từ đầu năm để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng lành mạnh, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngày 12/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, kể từ sau cuộc họp giữa cơ quan này với các ngân hàng ngày 25/2, đã có 20 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động. Trong đó riêng từ đầu tháng 3 đến nay, có 15 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm.
Sau khi các ngân hàng thương mại liên tục giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhà điều hành mới đây cũng chủ động cung ứng vốn rẻ cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp.
Khi thời điểm kết thúc năm kinh doanh đang đến gần, các tổ chức tín dụng đang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm. Có thể thấy, đến thời điểm này, nhiều yếu tố đang hỗ trợ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt mục tiêu đề ra.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch, thể hiện sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước mà các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động an toàn, lành mạnh cũng như tăng trưởng tín dụng hợp lý để bảo đảm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chung quanh vấn đề này.
Sáu tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đạt mức lợi nhuận trước thuế 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 12,8%, tiếp tục thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động và ngành tài chính ngân hàng gặp không ít thách thức.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, hết quý II/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 5-6%, cả năm đạt 15-16% theo mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng vẫn phải kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống, không những tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn phải đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh, đồng hành cùng quá trình cam kết tiến đến Net zero vào năm 2050.
Ngày 11/4, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến cuối tháng 3/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt 3,57 triệu tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng 2/2024 và tăng 0,96% so cuối năm 2023; tăng 9,45% so cùng kỳ.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô diễn ra ngày 14/3 tại Trụ sở Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm được các cân đối lớn của đất nước.
Chiều 21/2, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 1/2024, tổng dư nợ tín dụng tại thành phố đạt 3,5 triệu tỷ đồng, giảm 0,93% so với cuối năm 2023 và tăng 9,27% so cùng kỳ.
Ngày 26/1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cho biết, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB trong năm 2023 đạt hơn 20.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng trưởng 17,3% so với năm 2022.
Những ngày đầu năm 2024 là thời điểm bước vào mùa sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sôi động nhất nhằm chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là cơ hội để các các ngân hàng thúc đẩy tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, phục vụ đời sống của người dân.
Cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp cũng khởi động lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu tín dụng vì thế cũng tăng theo.
Ngày 6/1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng hoạt động kinh doanh năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Văn bản số 10167/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15% được giao cho các ngân hàng ngay đầu năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1403/CĐ-TTg ngày 22/12/2023 về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã trở thành đơn vị “đầu tàu” triển khai tín dụng chính sách xã hội khi cán mốc dư nợ 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng tăng 34,8% so năm 2022.
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngày 30/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo mức tăng trưởng tăng thêm cho các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch theo các nguyên tắc và tiêu chí cụ thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023.
Với nhiều nỗ lực, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có chuyển biến, tháng sau cao hơn tháng trước. Thông qua các giải pháp và sự quyết liệt trong triển khai thực hiện, tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng tích cực trong những tháng cuối năm, qua đó có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Sáu tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh và triển khai các chương trình, gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3,0%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới. Với nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành ngân hàng, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm, góp phần làm giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
Ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.