Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nâng cao hành vi, kiến thức về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, ngày 25-3, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Bộ Công thương Việt Nam và Đại sứ quán Anh đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên.
Chiều 10/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại chương trình trao đổi thông tin về tiềm năng, cơ hội và thách thức trong ngành thực phẩm và đồ uống, các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực đều có chung nhận định, người tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm và đồ uống thuần tự nhiên, chế độ dinh dưỡng cao.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể gây chồng chéo với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ngày 15/3, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng phối hợp Hội bảo vệ người tiêu dùng thành phố tổ chức Chương trình quảng bá sản phẩm - phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được Quốc hội thông qua quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, theo đó người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, cũng như được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng và tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh, bền vững.
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn nhanh chóng xác minh, kiểm tra xử lý hành vi vi phạm trong kinh doanh, lưu thông hàng hóa thiết bị điện.
Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm, góp phần tạo thuận lợi cho người dân, cũng như cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, nền tảng này còn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, hạn chế khiến các đối tượng xấu lợi dụng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc trục lợi.
Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), trong năm 2022, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra 774 vụ việc liên quan đến những vi phạm trong kinh doanh hàng hóa trên không gian mạng.
Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến sẽ tiếp tục được Quốc hội đóng góp ý kiến, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 20, sáng nay, 15/2, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Theo đại biểu Nguyễn Danh Tú, bên cạnh quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cần bổ sung trách nhiệm bồi thường đối với hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Nêu thí dụ về tình trạng “bia kèm lạc” khi mua ô-tô, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, lâu nay vẫn có những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra liên tục, công nhiên và có cả sự làm ngơ của cơ quan quản lý.