Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Bộ tiêu chuẩn công nhận trường học số trên địa bàn thành phố. Ðây là căn cứ để đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục đạt chuẩn trường học số nhằm thực hiện thắng lợi công trình Thành phố Hồ Chí Minh có 50 trường học số chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Trong đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh Hà Nam có 6 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông bị ngập sâu trong nước lũ khiến gần 10 nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học. Trong đó, số trường bị ngập lụt nhiều nhất ở huyện Thanh Liêm (10 trường) và Kim Bảng (9 trường).
Để năm học mới 2024-2025 diễn ra thuận lợi, đạt thành tích tốt, thời gian qua ngành giáo dục tỉnh Đắk Nông đã chủ động đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng nguồn nhân lực, bổ sung đội ngũ giáo viên… đến nay, mọi công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng bước vào năm học mới với không khí vui tươi, thi đua sôi nổi, phấn đấu đạt kết quả cao nhất.
Ngày 5/9, cùng với học sinh cả nước, hơn 2,3 triệu học sinh Thủ đô bắt đầu bước vào năm học mới 2024-2025. Ðể hoàn thành tốt những nhiệm vụ trong năm học này, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, từ nâng cấp hệ thống trường lớp tới nâng cao chất lượng dạy và học.
Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cũng như các địa phương đã quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Vì vậy, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường trong vùng được cải thiện và từng bước hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao của cả nước. Để chủ động hội nhập, thành phố đề ra mục tiêu đến năm 2030 xây dựng nền giáo dục và đào tạo tiên tiến, hiện đại, hội nhập, trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực châu Á.
Năm học 2023-2024, Hà Nội có hơn 2.900 cơ sở giáo dục và đào tạo, tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với năm học trước. Cùng với đó, thành phố ký hợp đồng lao động với 3.112 giáo viên và tuyển dụng 608 giáo viên giảng dạy tại các trường để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Ngày 14/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang dự lễ khánh thành công trình xây dựng phòng học thuộc Trường tiểu học và Trung học cơ sở Vĩnh Phước.
Với địa bàn phần lớn là các huyện vùng núi, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ luôn đứng trước nhiều khó khăn do nguồn lực đầu tư chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, sự nỗ lực đổi mới phương pháp, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực đầu tư của ngành giáo dục Phú Thọ đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học trên địa bàn.
Bước vào năm học mới, tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền trung vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, giảng dạy của thầy và trò.
Vượt qua khó khăn về thời tiết, địa hình, xa nguồn cung cấp vật liệu, huyện miền núi cao 30a Kỳ Sơn (Nghệ An) đang đồng hành với các đối tác và nhà thầu thi công nhằm huy động tối đa nhân, vật lực, đẩy nhanh tiến độ thi công các trường học, phòng học, nhà công vụ cho giáo viên, học sinh để sớm đưa các công trình vào phục vụ năm học mới 2022-2023.