Đẩy mạnh chế biến, thương mại gỗ và lâm sản.

Đẩy mạnh chế biến, thương mại gỗ và lâm sản

Cùng với Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những quy hoạch mang tính chiến lược, quan trọng của ngành nông nghiệp vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổ nhận khoán bảo vệ rừng thường xuyên được Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng tập huấn về công tác bảo vệ rừng và các quy định liên quan của Luật Lâm nghiệp.

Kiểm lâm “không phù hiệu” của Vườn quốc gia Tà Đùng

Người dân sinh sống khu vực giáp ranh được xem là “mắt xích” rất quan trọng trong việc hỗ trợ lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Vườn quốc gia Tà Đùng giữ cho màu xanh nơi đại ngàn mãi mãi thêm xanh. Họ được người dân địa phương và lực lượng Vườn quốc gia Tà Đùng yêu mến đặt tên thân thương - Kiểm lâm “không phù hiệu”.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung tổ chức chi trả tiền nhận khoán bảo vệ rừng cho người dân vùng đệm huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

Khoán gần 3.000ha rừng cho người dân vùng đệm huyện Krông Nô

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2021-2025, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đã tiến hành khoán bảo vệ rừng gần 3.000ha rừng cho người dân vùng đệm huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Xuất cấp hơn 1.000 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa bảo vệ, phát triển rừng. (Ảnh minh họa: GDSR)

Thanh Hóa: Xuất cấp hơn 1.000 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng

Hơn 1.000 tấn gạo dự trữ quốc gia được xuất cấp đến người dân ở 4 huyện gồm: Quan Hóa, Quan Sơn, Như Xuân và Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) để thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng. Thời hạn hoàn thành giao, nhận gạo xong trước ngày 15/11/2023.
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: TUẤN SƠN)

Bắc Kạn phải tập trung đột phá ở lĩnh vực rừng và du lịch

Đó là trọng tâm trong phát biểu chỉ đạo của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tại buổi làm việc ngày 14/10 với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn từ đầu nhiệm kỳ tới nay.
Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương với tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh là địa phương đi đầu trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Chiều 28/3, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/2/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn phối hợp với chủ rừng bảo vệ rừng trồng tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới. (Ảnh VŨ SINH)

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất rừng

Chính sách quản lý và sử dụng đất rừng hiệu quả không chỉ huy động được nguồn lực xã hội mà còn bổ sung thêm nguồn tài chính cho phát triển rừng, thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống. Thông qua đó, nâng cao năng lực quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.