Tuyến cống để nước chạy thẳng ra biển Nguyễn Tất Thành, thành phố Đà Nẵng được đầu tư với tổng mức kinh phí dự kiến hơn 145 tỷ đồng nhằm tăng cường khả năng thoát nước cho khu vực sân bay và vùng “rốn lũ” đường Mẹ Suốt.
Khu công nghiệp Trà Nóc (thành phố Cần Thơ) có diện tích gần 300 ha, được chia thành hai giai đoạn phát triển hạ tầng: Khu công nghiệp Trà Nóc 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy và Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn.
Những ngày qua, nước suối Nậm Huống, đoạn từ xã Châu Thành đến xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp) bất ngờ chuyển sang màu vàng sẫm, kèm theo là hiện tượng cá chết hàng loạt. Sự việc này khiến người dân địa phương hết sức lo lắng, bởi họ thường xuyên sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt.
Sáng 20/5, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo cung cấp các nội dung liên quan việc thi công tuyến ống ngầm thoát nước đã qua xử lý của Nhà máy Bột-Giấy VNT19 .
Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường ở một số nơi suy giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người dân. Ðể khắc phục tình trạng này, ngành tài nguyên và môi trường, chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái trên địa bàn mình quản lý.
Chiều 5/3, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai Trần Trọng Toàn cho biết, đơn vị đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư các khu công nghiệp báo cáo về việc xây dựng kế hoạch nâng cấp công trình xử lý nước thải tại 8 khu công nghiệp có nguồn xả thải vào lưu vực sông Thị Vải.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2024, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng 5% so với hiện nay (từ 20% lên 25% trên đơn giá cấp nước). Theo đó, việc tăng dịch vụ này thực hiện theo lộ trình giai đoạn 2022-2025, mỗi năm thêm 5% do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt ban hành quy định.
Ngày 9/11, ông Mai Văn Hiền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết, lực lượng chức năng của địa phương đang làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt tại khu vực suối Bí, thuộc địa phận xã Hưng Lộc.
Sau nhiều năm Hà Nội lên kế hoạch hồi sinh các sông nội đô Hà Nội nói chung và 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét nói riêng, song hiện nay các sông này phần lớn vẫn ô nhiễm nặng.
Ngày 29/8, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông Nguyễn Văn Hợp cho biết, đã ký quyết định xử phạt hành chính tổng số tiền 110 triệu đồng đối với Công ty TNHH Chăn nuôi Quảng Sơn, ở thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn.
Mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh là tình trạng ô nhiễm môi trường. Đây luôn là vấn đề nóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Địa phương đang tăng tốc hành động, triển khai quyết liệt hàng loạt giải pháp để từng bước cải tạo, phục hồi và kiểm soát chặt chẽ môi trường.
Dự án hệ thống thu gom nước thải ven biển Đà Nẵng, thuộc các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn đã cơ bản hoàn thiện, nhưng việc kết nối chưa đồng bộ cho nên mỗi khi mưa lớn, nước thải bẩn, hôi thối lại tiếp trục tràn ra các bãi biển khiến dư luận bức xúc.
Trong quá trình phát triển, khá nhiều làng nghề ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, rác thải, nhất là nước thải… ngày một gia tăng. Ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân tại khu vực này.
Chiều 25/7, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng và đoàn công tác của lãnh đạo thành phố đã đi kiểm tra thực tế Dự án hệ thống thu gom nước thải ven biển Mỹ An-Mỹ Khê, thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
Liên quan đến vụ dòng nước bọt trắng xóa tràn vào khu dân cư mà Báo Nhân Dân đã thông tin, ngày 7/7, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết đã nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc tăng cường kiểm soát các nguồn nước thải vào suối Xiệp (còn gọi là rạch Cây Cau).
Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” nhằm tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Ngày 19/4, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng cùng Đoàn công tác của lãnh đạo thành phố đã đi kiểm tra thực tế việc thi công các dự án thu gom, xử lý nước thải ven biển trên địa bàn thành phố.
Cùng với chủ trương thực hiện giải tỏa nhà trên và ven kênh, rạch, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang nỗ lực đầu tư hệ thống thoát nước, thu gom xử lý nước thải nhằm xanh hóa những dòng kênh, góp phần mang lại môi trường sống tốt hơn cho cộng đồng dân cư, xây dựng bộ mặt đô thị sạch, xanh.
Trên địa bàn Bắc Kạn có một số trang trại chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn. Tuy nhiên, hoạt động của các trại lợn này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và có dấu hiệu đang gây ô nhiễm môi trường.
Có theo chân các công nhân cống (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội) đi sâu vào các "mạch ngầm" của Hà Nội, chúng tôi mới thấu hiểu hết những vất vả, khó khăn mà họ ngày ngày phải đối mặt.
Chiếc cống vòm vẫn hun hút tối. Từ phía sâu bên trong, mùi rác nồng nặc xộc thẳng vào mũi người thợ đang mướt mải mồ hôi. Bỗng anh hốt hoảng, lóp ngóp bò vội ra ngoài, miệng thất thanh: “Rắn, có rắn dưới này. Mọi người cẩn thận!”. Đối với những người công nhân cống ngầm, còn có một thế giới khác mà hiểm nguy luôn rình rập sâu bên trong lòng Hà Nội.