Hà Nội hiện có khoảng 198.000 ha đất nông nghiệp. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, nông nghiệp Hà Nội lại có lợi thế lớn, khi có thị trường khoảng 10 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rất lớn.
Bám sát mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, phát triển sản phẩm nông nghiệp an toàn, thân thiện môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đặt ra, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên đã chủ động tìm kiếm đối tác triển khai các dự án chuyển đổi nông nghiệp sinh thái. Từ đó, từng bước giúp nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao tỉnh Điện Biên nâng cao kiến thức sản xuất, chăn nuôi dựa vào thế mạnh địa phương dựa trên ba khía cạnh, gồm: kinh tế-xã hội-môi trường.
Ngày 25/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật triển khai dự án chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 28/12, tại thành phố Cần Thơ, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn “Thực trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và giải pháp phát triển bền vững”.
Nắm bắt xu hướng phát triển đô thị xanh, nông nghiệp sinh thái, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đang tập trung bắt tay vào thực hiện để bắt kịp xu hướng này. Đây là việc hoàn toàn mới, có nhiều khó khăn, địa phương chưa có kinh nghiệm, do vậy mỗi bước đi đều cần hết sức thận trọng và tuân thủ đúng quy hoạch.
Ngày 18/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết dự án tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam.
Cùng với lợi thế về thuế quan khi tham gia các hiệp định thương mại tự do trong khu vực và trên thế giới, các ngành hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều biện pháp phi thuế quan là các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) từ các nước nhập khẩu. Đây là thách thức lớn và toàn diện với mục tiêu tạo dựng nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm và bền vững của Việt Nam.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ, đến năm 2045, hình thành “nền nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới”. Để đạt mục tiêu này, nền nông nghiệp Việt Nam phải sớm có sự chuyển đổi về tư duy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; về cơ chế chính sách triển khai thực hiện trên cơ sở minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Hiện nay, nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển nông nghiệp sinh thái đã được ban hành, nhằm hướng tới hỗ trợ thêm nhiều thanh niên khởi nghiệp thành công hơn trong lĩnh vực này.
Đồng Bằng Sông Cửu Long được biết đến là một vùng đất nông nghiệp, ngoài những cánh đồng lúa xanh mát, nơi đây còn có những vườn cây trái xanh mát. Tận dụng lợi thế trên gần đây tỉnh Hậu Giang phát triển mô hình du lịch kết hợp giữa canh nông và giáo dục, “Bảo Gia nông trang” đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần làm cho du lịch xanh tại Hậu Giang thêm khởi sắc.
Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Đồng Tháp về nâng cao chất lượng hoạt động đảng bộ xã, phường, thị trấn, qua thời gian đi vào cuộc sống đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Mới đây, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 04-CTr/TU về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025 (Chương trình số 04).
Sáng 10/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với Huyện ủy Phúc Thọ về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, quý I/2023 và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các các chế phẩm sinh học giúp nông dân nâng cao chất lượng sản xuất, giảm chi phí, giảm được phát thải, chăn nuôi an toàn sinh thái là một trong những hướng ngành nông nghiệp hiện đại đang hướng tới. Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi-nuôi trồng thủy sản” giai đoạn 2022-2025 sẽ được triển khai rộng khắp tỉnh, thành.