Từ năm 2022 trở về trước, tỉnh Thái Nguyên đã trồng hơn 550 ha rừng thay thế.

Gỡ vướng để triển khai trồng rừng thay thế

Tỉnh Thái Nguyên đã, đang thực hiện chuyển mục đích sử dụng nhiều diện tích rừng sang mục đích khác để triển khai các dự án phát triển kinh tế-xã hội. Trong quá trình triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng, các chủ đầu tư nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên, nhưng việc triển khai trồng rừng thay thế hiện nay lại đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Nhờ nhận được sự đồng thuận cao của các hộ dân, công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường liên kết Thái Nguyên-Bắc Giang-Vĩnh Phúc được thuận lợi, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thái Nguyên tạo đồng thuận xã hội

Thái Nguyên đang và sắp triển khai nhiều công trình, dự án lớn để phát triển kinh tế-xã hội. Khi triển khai các công trình này, tỉnh phải giải phóng mặt bằng diện tích lớn, liên quan cuộc sống của rất nhiều hộ gia đình. Để tạo đồng thuận xã hội, địa phương chủ trương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhất là có chính sách giúp ổn định đời sống người dân ở khu tái định cư.
Cấp ủy, chính quyền, ngành điện và người dân đồng lòng di chuyển hệ thống cột điện trên địa bàn.

Thái Nguyên nỗ lực di chuyển hệ thống điện để mở rộng giao thông

Mặc dù Đại Từ (Thái Nguyên) sẽ là huyện nông thôn mới trong năm nay, nhưng phần lớn hệ thống giao thông nông thôn chỉ rộng từ 3-3,5m nên không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa khi kinh tế-xã hội phát triển nhanh. Nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn” này, Huyện ủy Đại Từ ban hành nghị quyết chuyên đề, phát động phong trào mở rộng đường giao thông nông thôn lên 6m, được toàn dân tích cực thực hiện, trở thành điểm sáng, có khả năng lan tỏa ra toàn tỉnh.
Người dân huyện Đại Từ phá dỡ cổng, hàng rào để mở rộng đường giao thông nông thôn rộng 6m.

Thái Nguyên: Lòng dân, ý cấp ủy mở rộng giao thông miền núi Đại Từ

Là một huyện miền núi, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, sau nhiều năm bền bỉ phấn đấu, đến nay hầu hết các xã của huyện Đại Từ đều đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, giao thông nông thôn, nhất là đường trục xóm, liên xóm chỉ rộng từ 3-3,5m nên không thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng.