Với nhiều tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm Halal (tuân theo các tiêu chuẩn của người Hồi giáo), Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ USD, nhất là trong bối cảnh yêu cầu đa dạng hóa thị trường trước nhiều bất định khó lường của kinh tế thế giới.
Lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm, đang giữ vai trò then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm cần áp dụng công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.
Cuối tháng 10 vừa qua, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA) đã được ký kết, trở thành hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Arab, là tiền đề quan trọng để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE); trong đó có các mặt hàng nông sản chủ lực như: thủy sản, gạo, rau quả, cà-phê và hồ tiêu...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường nông nghiệp, thực phẩm Halal dành cho người theo đạo Hồi phục vụ khoảng 2 tỷ người, chiếm khoảng 20% dân số thế giới. Việt Nam hiện có nhiều nông sản phù hợp nhu cầu của người Hồi giáo nhưng lại chưa hình thành hệ sinh thái Halal để khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này.
Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Với quy mô dân số Hồi giáo toàn cầu đạt gần 1,94 tỷ người vào năm 2022 và dự kiến tăng lên 2,8 tỷ vào năm 2050, ngành Halal đang mở ra cơ hội lớn cho các quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng này, trong đó có Việt Nam.
Những năm gần đây, việc phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal - sản phẩm được chứng nhận phù hợp với yêu cầu của các quốc gia Hồi giáo, đang trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, tỉnh Bến Tre, với những thế mạnh nổi bật về nông sản và thủy sản, đang nắm bắt cơ hội để đưa sản phẩm của mình ra thế giới, đặc biệt là vào các thị trường Hồi giáo.
Tỉnh Ninh Thuận xác định phát triển ngành Halal không chỉ là cơ hội để gia tăng giá trị kinh tế mà còn là một chiến lược phát triển bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh.
Chiều 22/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Hội nghị phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam do Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.
Tỉnh Tây Ninh cùng nhiều doanh nghiệp đầu tư tại đây đang nỗ lực hướng đến cung cấp sản phẩm cho thị trường các nước Hồi giáo theo tiêu chuẩn Halal bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn, vệ sinh của sản phẩm được duy trì trong suốt chuỗi cung ứng.
Ngày 2/5, tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan (gọi tắt Visakan), thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Hùng Nhơn đã tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo (Halal).
Nhân dịp tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Luang Prabang, Lào, ngày 29/1, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Dato’ Seri Utama Haji Mohamad Bin Haji Hasan.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới mang tính bền vững, bao trùm hơn trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi nhanh và khó lường, đòi hỏi ngoại giao kinh tế phải phát huy được vai trò tiên phong của mình để thu hút nguồn lực bên ngoài cho thực hiện các đột phá chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.
Saudi Arabia được biết đến không chỉ là cường quốc dầu mỏ hàng đầu thế giới mà còn là quốc gia hiện đại, không ngừng sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi và đa dạng hóa mô hình kinh tế với điểm nhấn là một loạt các siêu dự án đầy tham vọng. Với nền tảng quan hệ hữu nghị tốt đẹp, nhiều điểm tương đồng, có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn, Việt Nam và Saudi Arabia đứng trước cơ hội phát triển đột phá trong thời gian tới.