Được chi trả hàng trăm tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng mỗi năm, rất nhiều chủ rừng là cộng đồng đã dành một phần tiền chung để làm mới, tu sửa, sửa chữa các công trình chung của thôn, bản. Nhờ đó, mỗi năm toàn tỉnh Điện Biên có thêm nhiều công trình đường thôn, ngõ bản, nhà văn hóa… được làm mới, phục vụ cộng đồng và còn góp phần quan trọng hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hai cầu giao thông nông thôn với giá trị gần 1 tỷ đồng vừa được bàn giao cho chính quyền và người dân vùng quê sông nước Cà Mau, tạo thuận cho người dân đi lại và học hành của con em vùng sâu, vùng xa.
Xác định việc mở rộng đường giao thông nông thôn sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế trong vùng tăng trưởng và cải thiện đời sống nhân dân. Những năm qua, các địa phương trong tỉnh Hà Nam đã tiến hành rà soát các tuyến đường huyện, đường xã và đường thôn, xóm để tiếp tục nâng cấp, mở rộng hướng tới hoàn thiện hạ tầng hệ thống kết nối đường giao thông nông thôn, đạt chuẩn mặt đường từ 5,5m trở lên.
Cầu Kênh Ven Nông, ở ấp 9A, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang dài 54m, rộng 3,5m, tải trọng 3 tấn hoàn thành sẽ giúp 692 hộ dân thường xuyên qua lại con kênh thuận lợi, nâng bước 250 em học sinh địa bàn vùng sâu đến trường.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã và đang giúp cho người dân vùng nông thôn Long An thụ hưởng lớn. Rõ nét nhất là hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư mở rộng, giá trị hàng nông sản tăng cao theo từng cung đường mới, hộ nghèo giảm mạnh chỉ còn dưới 1%. Nhà tranh vách lá giờ chỉ còn trong tiềm thức của người dân. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng nâng cao và gần bằng với thành thị.
Mấy năm nay, xã Bình Thới (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) đã phát động phong trào xây dựng nông thôn mới với những kết quả đáng khích lệ. Đây là địa phương điển hình của tỉnh Bến Tre trong phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” nhằm từng bước thay đổi bộ mặt ở nông thôn.
Sau nhiều năm xây dựng nông thôn mới, khu vực nông thôn của Thủ đô đã “thay da đổi thịt” từng ngày với những con đường giao thông nông thôn được bê-tông hóa rộng rãi thông thoáng, cánh đồng lúa xanh mướt, những ngôi trường khang trang, sạch đẹp.
Việc đi lại của người dân vào ban đêm bảo đảm an toàn, thuận tiện; số vụ va chạm, tai nạn giao thông giảm; trộm cắp vặt không còn; tình trạng thanh, thiếu niên điều khiển xe máy phóng nhanh, vượt ẩu đã giảm hẳn… Đó là những kết quả mà chương trình “Ánh sáng nghĩa tình” do Hội Cựu chiến binh thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) khởi xướng mang lại.
Đầm Bùng, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình (Yên Bái) vốn là một hồ thủy lợi nhỏ, nằm gần khu nghĩa trang nhân dân và bãi rác của thị trấn Yên Bình. Do ô nhiễm nặng nề, không thể trồng lúa và nuôi cá nên nhiều năm nay đầm bị bỏ hoang. Gần đây, 14 hộ dân trong thôn đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, san tạo mặt bằng, mở rộng đường giao thông nông thôn.
Chưa từng qua trường lớp về xây dựng, chỉ theo cha phụ hồ từ nhỏ, nhưng đến nay, ông Danh Hùng (64 tuổi) đã thiết kế, xây dựng hơn 40 cây cầu giao thông nông thôn, nhà cho hộ nghèo và cả chánh điện nhà chùa. Người dân địa phương trìu mến gọi ông Hùng là “kỹ sư không lương”…
Chỉ trong 1 ngày, tỉnh Vĩnh Long xảy ra 2 điểm sạt lở đất làm ảnh hưởng đến 2 tuyến đường giao thông có tổng chiều dài gần 100m, 1 căn nhà có nguy cơ sụp đổ xuống sông, 2 căn nhà khác bị ảnh hưởng…
Là huyện miền núi, có nhiều xã vùng cao, vùng sâu hiện chỉ có tuyến đường độc đạo nối với trung tâm thị trấn huyện, nên việc hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn luôn được huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái quan tâm phát triển. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, trên các công trình giao thông nông thôn rộn ràng tiếng máy thi công, hướng về đích xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đạt nhiều kết quả xây dựng nông thôn mới với tỷ lệ hơn 80% số xã đạt chuẩn, bình quân đạt khoảng 18 tiêu chí/xã, đứng đầu ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc. Tuy nhiên, giao thông nông thôn, nhất là đường liên xóm trên địa bàn tỉnh đến nay trở nên nhỏ, hẹp, không còn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ngày càng nhanh.
Ngày 12/7, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng Phạm Tấn Đạo cho biết, do ảnh hưởng dông, lốc, mưa to kéo dài hơn tuần qua đã làm 36 căn nhà bị sập và tốc mái, 50m đường giao thông nông thôn bị sạt lở. Ước thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.