Để hiện thực hóa Đề án phát triển một triệu héc-ta lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai tín dụng ưu đãi thực hiện. Qua đó, tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và giảm phát thải…
Giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 hằng năm, vùng lúa-tôm Cà Mau vào vụ gieo trồng chính thức. Sau khi cánh đồng nuôi tôm đã được rửa mặn nhiều lần bằng nước mưa, nhà nông sẽ đem mạ (lúa non) ra đồng để gieo trồng vụ mới.
Năm 2024 là một trong những năm thời tiết khắc nghiệt, nhiều diễn biến bất thường. Với sự chủ động của ngành nông nghiệp, các địa phương nỗ lực hướng dẫn nông dân tuân thủ lịch thời vụ, cho nên đã tránh thiệt hại đáng kể.
Để ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu, thời gian gần đây, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai một số chương trình hành động về nông nghiệp thông minh. Sản xuất lúa hướng đến chất lượng cao, phát thải thấp; các nông sản được tạo thành chuỗi ngành hàng.
Ngày 12/12, trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam-Hậu Giang 2023, tại ruộng nhà ông Nguyễn Văn Em, ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, diễn ra Lễ phát động triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đến dự.
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác với tất cả các địa phương trong cả nước để cùng nhau phát triển nhanh kinh tế-xã hội. Trong đó, sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh không tách rời mà kết nối chặt chẽ với sự phát triển của từng địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các doanh nghiệp thu mua chế biến sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang lên tiếng cảnh báo tình trạng thị trường tiêu thụ sẽ biến động trong vài tuần tới, nếu giá bán sầu riêng tại các vườn tiếp tục giữ ở mức cao như hiện nay. Hiện tại, đang là thời điểm vào chính vụ của sầu riêng, cho nên biến động giá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thu mua chế biến trên toàn địa bàn, và người nông dân trồng sầu riêng sẽ tổn thất nặng nề.
Việc cơ cấu lại nông nghiệp ở Hải Dương trong những năm qua đã đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh đến gần hơn với nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng để Hải Dương trở thành một trong năm tỉnh nông thôn mới đầu tiên trong cả nước.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Ðồng Tháp, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 của toàn tỉnh là 6.306ha, trong đó chuyển đổi sang cây hằng năm 3.858ha, cây lâu năm 1.205,5ha và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 37ha.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, kể từ tháng 8/2022 đến nay, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam luôn ở mức cao, nhiều thời điểm vượt Thái Lan, Ấn Độ và đạt mức cao nhất thế giới. Số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho thấy, từ đầu năm 2023 đến giữa tháng 3/2023, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam nhiều lần đạt mức giá 468-472 USD/tấn.
Nhờ chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, với những giải pháp phù hợp, năm 2022, ngành nông nghiệp Hà Nội về đích thành công. Thời gian tới, ngành chọn nông nghiệp công nghệ cao là điểm nhấn phát triển.