Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm chủ sở hữu trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản

Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định rõ quyền sở hữu đối với di sản văn hóa, tạo cơ sở để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ thể di sản trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản, đồng thời cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hóa ra nước ngoài.
Ông Nguyễn Thế Hồng giới thiệu với du khách Tranh thêu chỉ vàng thời Nguyễn trưng bày trong Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Dáng nước, hồn quê - những câu chuyện kể từ cổ vật

Ngày càng có nhiều cá nhân sở hữu những cổ vật giá trị, trong đó, có cả những Bảo vật quốc gia. Trong khi không ít người cất giữ bí mật, thì ông Nguyễn Thế Hồng lại lập ra Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng ở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để giới thiệu hơn 2.000 hiện vật đặc sắc, giá trị với cộng đồng. Ðó là thành quả hơn 20 năm ngược xuôi nam-bắc sưu tầm cổ vật và cả những chuyến xuất ngoại hồi hương cổ vật đang lưu lạc đưa về Tổ quốc. Nhờ tâm huyết của ông mà Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng trở thành điểm đến của nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều người yêu văn hóa truyền thống.
Du khách chiêm ngưỡng áo Nhật Bình cung tần triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. (Ảnh: TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ)

Xây dựng chiến lược hồi hương cổ vật

Di vật, cổ vật là một bộ phận của di sản văn hóa nói chung. Do các yếu tố khách quan, nhiều cổ vật quý hiếm của Việt Nam đã thất thoát, lưu lạc ra nước ngoài. Thời gian gần đây, tuy số lượng cổ vật về nước gia tăng, nhưng thủ tục hồi hương cổ vật gặp nhiều rào cản về hành lang pháp lý, cơ chế cũng như tài chính. Để không lỡ nhịp hồi hương di sản, cần xây dựng chiến lược bài bản, có tầm nhìn cùng những chính sách linh hoạt, thông thoáng, tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực chung tay tìm kiếm, quy tụ di sản.
Lễ chuyển giao ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ Pháp về Việt Nam. (Ảnh Cục Di sản văn hóa cung cấp)

Chiến lược đồng bộ và dài hơi trong hồi hương cổ vật

Những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc của chính quyền các cấp và những tổ chức, cá nhân yêu di sản trong nước và ngoài nước, một số cổ vật quý bị mất hoặc vì những lý do lịch sử bị mang ra khỏi nước ta, đã được đưa về Việt Nam. Gần đây nhất, khi ấn “Hoàng đế chi bảo” của vương triều Nguyễn xuất hiện trong danh sách phiên đấu giá tại Pháp, vấn đề đưa cổ vật lưu lạc về cố hương để bảo quản, phát huy giá trị mới thật sự được cộng đồng quan tâm. Câu chuyện này cũng gióng lên hồi chuông về việc cần thiết phải có một chiến lược tổng thể để hồi hương cổ vật.
Bảo tàng Nghệ thuật Đông Dương (Hải Phòng), nơi lưu giữ nhiều cổ vật và tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Hiệu quả hoạt động của bảo tàng nghệ thuật tư nhân

Bên cạnh các bảo tàng nghệ thuật công lập, nhiều nhà sưu tập ở nước ta cũng đang sở hữu kho tàng vô giá các tác phẩm nghệ thuật, cổ vật và tư liệu, hiện vật văn hóa nghệ thuật trong các bảo tàng ngoài công lập. Không chỉ là niềm đam mê và tình yêu, họ còn mong muốn lan tỏa, giới thiệu những bộ sưu tập đó, góp phần vào công cuộc nghiên cứu, bảo tồn nghệ thuật dân tộc, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng. Năng động và hiệu quả, nhưng các bảo tàng nghệ thuật tư nhân cũng đang gặp không ít khó khăn trong hoạt động.
Lực lượng tuần tra Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi kiểm đếm, tạm giữ một số hiện vật gốm sứ cất giấu trên tàu cá BĐ 10546TS.

Quảng Ngãi yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, trục vớt cổ vật trái phép dưới biển

Sáng 20/5, Huyện ủy Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, đã phát đi công văn hỏa tốc yêu cầu các phòng, ban chuyên môn của huyện và chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự khu vực diễn ra hoạt động nghi khai thác cổ vật trái phép tại vùng biển ven bờ thuộc xã Bình Hải; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bảo vật quốc gia Thạp đồng văn hóa Đông Sơn được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ngày 25/2 vừa qua. (Ảnh: Thái Sơn)

Phát huy giá trị Bảo vật quốc gia

Trong số 27 Bảo vật quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 41/QÐ-TTg ngày 30/1/2023, có 7 hiện vật, nhóm hiện vật do tư nhân sở hữu. Tất cả đều mang những giá trị hết sức đặc biệt. Ðiển hình như trống đồng Kính Hoa II (nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính ở Hà Nội) niên đại khoảng 200 đến 100 năm trước Công nguyên, thuộc nhóm những chiếc trống đồng lớn nhất, nguyên vẹn nhất thời kỳ văn hóa Ðông Sơn, tương đương với những chiếc trống nổi tiếng như: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa…