Tỉnh Nghệ An có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, trong đó có nhiều loài dược liệu quý, đặc hữu, giá trị cao. Dược liệu đang trở thành cây xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Quảng Trị được biết đến là địa phương đầy nắng gió, đất đai khô cằn, khí hậu hai mùa khắc nghiệt. Từ thực tế đó, CDM Farm lựa chọn trồng các loại cây dược liệu chống chịu được với gió Lào vào mùa hè và rét mướt, giá lạnh vào mùa đông; sống sót qua những cơn bão khốc liệt của miền trung. Đây chính là nền tảng quan trọng trong việc hướng đến mục tiêu gìn giữ mảng rừng tự nhiên, phát triển đời sống kinh tế của người dân.
Với nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, Việt Nam có nhiều cây dược liệu được xếp vào loại quý, hiếm đứng tên trong bản đồ dược liệu thế giới. Bên cạnh những cây dược liệu đặc hữu, có thế mạnh như quế, hồi, cam thảo... với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, thì cũng có nhiều cây như: kê huyết đằng, trà hoa vàng, đinh lăng, atisô... đang được nhân rộng trồng tại nhiều địa phương, giúp các hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ngày 15/4, tại Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam, Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE ) đã tổ chức “Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên”. Hội thảo diễn ra từ ngày 15/4 đến 17/4.
Sáng 11/4, tại thành phố Kon Tum, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum phối hợp Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị “Trao đổi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, quy trình nuôi trồng, nhân giống, chế biến bảo quản đối với các loại cây trồng (cây dược liệu, cây ăn quả, cây lương thực); nấm dược liệu và nấm ăn các tỉnh vùng Tây Nguyên".
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa phê duyệt đề án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể. Đây là lần đầu tiên địa phương này triển khai một dự án trồng dược liệu quy mô lớn nhằm đánh thức tiềm năng đã nhiều năm chưa được khai phá.
Tối 21/12, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Lễ Vinh danh Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Việc công nhận và phát huy vai trò của y dược học cổ truyền và nguồn cây thuốc để góp phần chăm sóc sức khỏe người dân là một xu hướng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích ở tất cả các nước. Khoảng 80% số dân toàn cầu đang sử dụng thảo dược và y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Khởi nghiệp muộn ở cái tuổi đã xấp xỉ ngũ tuần, ông Phạm Việt Trung vẫn phải nếm trải biết bao “bầm dập” do thiếu kinh nghiệm. Nhưng tình yêu với cây cỏ đã tiếp thêm sức mạnh cho ông quyết bỏ phố lên rừng trồng dược liệu. Giờ đây, ở tuổi 60, có sự hỗ trợ từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh, ông Trung đã tự tin hiện đại hóa quá trình sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị cho cây dược liệu, mở rộng thị trường trong nam ngoài bắc và hướng tới đưa Dược phẩm Đông Bắc xuất ngoại.
Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, hệ sinh thái đặc trưng, nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều khu vực là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm. Trong số các loài thực vật bậc cao đã được biết ở Việt Nam, có 5.117 loài và dưới loài sử dụng làm thuốc.
Tỉnh Quảng Trị hiện có nhiều sản phẩm chế biến từ cây dược liệu đã khẳng định được thương hiệu, giá trị cao và chỗ đứng trên thị trường. Trong giai đoạn 2022-2026, tỉnh sẽ đầu tư hơn 52 tỷ đồng để thực hiện đề án Khuyến khích phát triển dược liệu gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Từ chủ trương này, tỉnh thể hiện định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững và mở rộng thị trường ra thế giới.