Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, Thành phố Hồ Chí Minh khiến 29 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói, sốt, tiêu chảy sau khi ăn bữa trưa tại trường.
Ngày 9/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm; tăng cường các biện pháp quản lý bếp ăn tập thể sau vụ ngộ độc xảy ra tại Đồng Tháp.
Từ ngày 15/4 đến 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng có cơ hội trà trộn vào thị trường. Do vậy, việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một trong những khâu then chốt để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ sắp tới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đại học Bách khoa Hà Nội tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức bếp ăn tập trung cho sinh viên học tập môn Giáo dục quốc phòng an ninh đúng quy định, bảo đảm đúng, đủ định xuất bữa ăn.
Thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong và chung quanh trường học tại Hà Nội đã được tăng cường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiệm vụ này còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc thường xuyên, liên tục và quyết liệt hơn.
Ngày 17/6, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai kết luận nguyên nhân ban đầu khiến 19 học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông Chi Lăng (Thành phố Pleiku, Gia Lai) đang ôn thi tốt nghiệp tại trường phải nhập viện cấp cứu.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến hơn 2.100 người mắc và 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ giảm 10%, số tử vong giảm 46%.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi-rút phát triển, xâm nhập, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, cùng với sự chủ động của các cơ quan, ngành chức năng trong kiểm soát nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP)... người dân cần tự trang bị, nâng cao kiến thức trong lựa chọn, sử dụng, bảo quản thực phẩm.
Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (từ ngày 15/4 đến 15/5), các đoàn kiểm tra liên ngành từ cấp thành phố tới các quận, huyện, thị xã đã tăng cường kiểm tra vấn đề này, qua đó kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các vi phạm.
Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có xu hướng tăng cao. Vì thế, đây cũng là thời điểm nóng về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể...
Từ vụ việc ngộ độc tập thể nghiêm trọng xảy ra tại trường iSchool Nha Trang, chuyên gia chống độc Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo người dân không thể lơ là với an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nếu không sẽ phải nhận nhiều bài học đắt giá.
Ngày 20/11, thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho biết, tổng số ca tiếp nhận là 600; 240 ca xử trí ổn định cho về theo dõi; 360 ca nhập viện điều trị nội trú; 93 ca xuất viện... Hiện có 21 trường hợp cần chăm sóc đặc biệt.
Việc tổ chức bữa ăn học đường tại các trường mầm non, tiểu học hiện còn gặp khó khăn, chủ yếu do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng - nhất là tại các trường, điểm trường vùng sâu, vùng xa, miền núi - và khâu quản lý, giám sát còn hạn chế.