Trên thị trường hiện nay ở Hà Nội, nhiều mặt hàng bị làm giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, trong đó có thực phẩm và mỹ phẩm. Trước thực trạng này, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội đã khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2024 của thành phố Hà Nội.
Những năm gần đây, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự phát triển nhanh chóng với tốc độ trung bình từ 25-35%/năm; quy mô thị trường năm 2023 ước đạt 20,5 tỷ USD, tăng 25%, tương đương 4 tỷ USD so với năm 2022.
Tính từ năm 2019 đến tháng 6/2023, Trung ương hội và các hội tỉnh, thành phố đã giải quyết thành công 2.800 vụ đơn thư khiếu nại và tư vấn, hướng dẫn, giải quyết hơn 300 nghìn vụ/cuộc qua đường dây nóng liên quan tới quyền lợi người tiêu dùng,...
Theo báo cáo tổng kết năm 2023 của Tổng cục Quản lý thị trường, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã đã phát hiện, kiểm tra 71.910 vụ việc và xử lý 52.349 vụ vi phạm, tăng 16% so với năm 2022. Nhiều vụ việc trọng tâm, trọng điểm, tương đối phức tạp liên quan đến hàng giả, hàng lậu tại một số địa phương đã bị lực lượng Quản lý thị trường triệt xóa.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được Quốc hội thông qua quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, theo đó người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, cũng như được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng và tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh, bền vững.
Chỉ rõ có nhiều hành vi đã và đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá không đúng, sai lệch, thậm chí giả mạo thương hiệu sản phẩm, đánh lừa người tiêu dùng, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần bổ sung trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc ngăn chặn, loại trừ các thông tin sai lệch này để bảo vệ người tiêu dùng.
Khắc phục những bất cập do vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tiến hành giao dịch, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý, qua đó khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và bảo vệ người tiêu dùng chính là góp phần bảo vệ quyền hiến định của mỗi công dân.
Theo công bố mới đây của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở nước ta vẫn đang diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương và hầu hết các tuyến lưu chuyển hàng hóa.
Góp ý vào dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định cấm chia sẻ, phát tán và mua bán thông tin của người tiêu dùng khi chưa có sự đồng ý.
Trong những năm qua, thực trạng người tiêu dùng ở nước ta gặp thiệt thòi, bị lừa đảo, bị mua và sử dụng các sản phẩm, mặt hàng, dịch vụ... kém chất lượng đang diễn ra ngày càng nhiều. Ðáng chú ý, nhiều vụ việc người tiêu dùng phản ánh đến các cơ quan chức năng nhưng chưa được bảo vệ một cách cụ thể, quyết liệt.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, 10 tháng năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện xử lý gần 100.000 vụ việc vi phạm. Trong đó, có 12.275 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 82.678 vụ gian lận thương mại...
Ngày 22/11, Chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn về mặt nguyên tắc một đạo luật bảo vệ người tiêu dùng mới. Theo đó, trong vòng 2 năm, các doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu hàng hóa mà họ bán ra bị khách hàng phát hiện là có khiếm khuyết.
Nêu thí dụ về tình trạng “bia kèm lạc” khi mua ô-tô, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, lâu nay vẫn có những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra liên tục, công nhiên và có cả sự làm ngơ của cơ quan quản lý.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là những người yếu thế, dễ bị tổn thương trong quá trình tham gia vào các giao dịch mua bán thương mại.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, thương mại điện tử, sự xuất hiện của nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới đòi hỏi phải có cách tiếp cận phù hợp hơn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.