Lễ cúng cơm mới là tín ngưỡng truyền thống, ngày nay vẫn được bảo tồn, thể hiện sự coi trọng lúa gạo, nghề nông của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ

Lễ cơm mới của đồng bào Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Khi lúa mùa chín, đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) khẩn trương thu hoạch, chọn ngày “lành” tổ chức Lễ cúng cơm mới. Lễ vật là cơm, bánh gói từ lúa mùa mới thu hoạch, thịt gà, thịt lợn thành kính dâng cúng tạ ơn trời đất, thần linh, thành hoàng, thần nông, tổ tiên phù hộ mùa màng bội thu. Là tín ngưỡng truyền thống được đồng bào bảo tồn, gắn kết dân tộc, làng xã.
Lớp học may công nghiệp được tổ chức cho hơn 30 chị em dân tộc H’Mông ở xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.

Khi phụ nữ dân tộc Mông ở vùng cao học nghề may công nghiệp

Bản Tèn có 145 hộ đồng bào dân tộc H'Mông sinh sống, hầu hết thuộc diện hộ nghèo, là xóm ở trên cao, xa nhất xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Phụ nữ dân tộc H'Mông ở Bản Tèn vốn chỉ quanh quẩn trong xóm, cấy lúa và làm nương rẫy, nay ra lớp học nghề may, cho thấy chuyển biến lớn về nhận thức, quyết tâm giảm nghèo bền vững.
Đồng chí Phạm Thái Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Nguyên thăm hỏi đời sống gia đình ông Dương Văn Minh ở xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng.

Đồng Hỷ dồn sức giúp đồng bào Mông ổn định cuộc sống

Những ngày này, các xóm Bản Tèn, Liên Phương, nơi có khoảng 350 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông ở xã Văn Lăng trở nên rộn ràng, cuộc sống khẩn trương hơn khi cấp uỷ, chính quyền huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) và Quân khu I huy động nguồn lực, tổ chức lực lượng về giúp bà con ổn định cuộc sống, xây dựng cơ sở vật chất, tạo sinh kế giảm nghèo.
Bò sinh sản hỗ trợ được gia đình anh Hoàng Văn Tiến ở xóm Vân Lăng, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) chăm sóc, phát triển tốt.

Người dân được lựa chọn cây, con giống phù hợp thực tiễn

Xác định thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là cơ hội để tạo sinh kế, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, tỉnh Thái Nguyên và các địa phương đã chỉ đạo chính quyền cơ sở không được áp đặt, mà để người dân được lựa chọn cây, con giống phù hợp với tình hình thực tế; qua đó, phát huy hiệu quả nguồn lực được hỗ trợ.
Lãnh đạo huyện Đồng Hỷ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện các công trình đầu tư tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng Hỷ tập trung phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) thời gian qua được triển khai bài bản, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng nên phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.
Du khách chiêm bái đền Đá Thiên.

Đưa đền Đá Thiên về với cộng đồng

Sau gần ba năm tranh chấp đền Đá Thiên ở thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) giữa gia đình bà Hoàng Thị Lý với người dân sở tại, với nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương, qua hai cấp toà án xét xử, cuối cùng, kể từ đầu năm 2023, ngôi đền này đã trở về với cộng đồng, địa chỉ tín ngưỡng đúng nghĩa của người dân.