Tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận về nội dung phát triển nhà ở xã hội. Chúng tôi tâm đắc với chủ trương: Nhà ở xã hội nhằm cải thiện chỗ ở cho nhân dân, hướng đến đối tượng là những người có công với nước; các gia đình trẻ; những người thu nhập thấp ở đô thị. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên…
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tỉnh Bình Dương thu hút một lượng lớn lao động ngoài tỉnh đến làm việc. Tạo thuận lợi cho người lao động an cư lạc nghiệp, thời gian qua Bình Dương đã có nhiều chương trình, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nhằm giúp người lao động tiếp cận được nhà ở giá rẻ để yên tâm làm việc, gắn bó với địa phương.
Theo số liệu khảo sát từ Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam, trong giai đoạn 2021-2030, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh là 1.020.000 m2 sàn; Nhà ở cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp 752.200m2 sàn. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm phát triển thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Từ quyết tâm thực hiện chủ trương phát triển nhà ở xã hội thời gian qua của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, kết quả khả quan, nhiều đối tượng chính sách xã hội đã tạo lập được chỗ ở ổn định, bảo đảm an sinh, an tâm làm việc, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, những rào cản về quy hoạch, thủ tục đầu tư, chính sách vay vốn... phát sinh từ thực tế cũng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả đầu tư các dự án, dẫn đến kết quả xây dựng, phát triển nhà ở xã hội đạt rất thấp so với chỉ tiêu kế hoạch mà chính quyền thành phố đề ra.
Ngày 22/2, Bộ Xây dựng đã chủ trì tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/4/2023.
Ngày 22/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Xây dựng. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới tất cả Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc.
Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương triển khai nhiều chương trình, kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội, bước đầu đạt kết quả tích cực; nhiều dự án góp phần giải quyết bài toán về nhà ở cho người dân, nhất là đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp,...
Theo đại biểu Quốc hội, chung cư mini là loại hình nhà ở phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, song hệ lụy của loại hình nhà ở này cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng như cần có các quy định đáp ứng an toàn phòng cháy chữa cháy, nhằm bảo đảm an toàn cho người dân.
Thị trường bất động sản sau một thời gian dài trầm lắng đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, sau vụ cháy tòa nhà cao tầng nhiều căn hộ (thường được gọi là chung cư mini) tại Khương Hạ, Thanh Xuân (Hà Nội), thị trường nhà chung cư mini và nhà cho thuê gặp nhiều khó khăn do sự e ngại của khách hàng.
Tỉnh Hà Nam hiện có khoảng 80 nghìn lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trong đó số lao động trong tỉnh chiếm gần 50 nghìn người, còn lại là lao động ngoài tỉnh và lao động nước ngoài. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Bộ Y tế vừa có quyết định lập 7 đoàn đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng tại 14 tỉnh, thành phố trọng điểm, như: Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An...
Xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn và nhân văn, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp, cũng như góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Thực tế cho thấy, từ khi có chương trình phát triển nhà ở xã hội, địa phương nào quan tâm thì công nhân lao động, người nghèo ở đó có điều kiện tiếp cận nhà ở và ngược lại. Điều này khẳng định vai trò cũng như sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu hết sức quan trọng. Các bộ, ban, ngành liên quan đang tích cực rà soát, nghiên cứu triển khai chính sách ưu đãi mới, kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá mới thúc đẩy nhanh nguồn cung vốn về nhà ở xã hội đang khan hiếm.
Mới đây, chúng tôi có dịp thực tế tại một số địa phương, khảo sát, tìm hiểu mô hình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bước đầu đạt thành công. Qua tiếp xúc với chủ doanh nghiệp, người dân và cơ quan quản lý, chúng tôi nhận thấy, những mô hình thành công đã góp phần giúp một bộ phận công nhân lao động, người dân nghèo, có cơ hội tiếp cận được nhà ở, từng bước “an cư, lạc nghiệp”.
Tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 3/11, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, nhiều quy định pháp luật còn vướng mắc dẫn đến tình trạng phát triển nhà ở xã hội chưa đạt kết quả như mong muốn thời gian qua.