Một góc trưng bày triển lãm gốm "Vũ điệu Bách Long". (Ảnh HỒNG VIỆT)

Sáng tạo kỳ linh rồng độc đáo

Những năm gần đây, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, các nghệ nhân trên mọi miền đất nước lại cho ra mắt những sáng tạo kỳ linh con giáp. Ðón năm mới Giáp Thìn 2024, nhiều tác phẩm về rồng đã ra mắt, không chỉ thu hút sự quan tâm về số lượng và kích cỡ mà còn độc đáo về hình thức thể hiện và tính nghệ thuật, trong đó độc đáo là hai bộ sưu tập "1.000 tạo tác rồng tiên" và "Vũ điệu Bách Long" của hai nghệ nhân vùng đất cổ Ðường Lâm và Dương Kinh xưa.
Màn múa rồng sôi nổi, đặc sắc tại Festival Thu Hà Nội 2023.

Sống dậy những điệu múa rồng

Sau một thời gian dài trầm lắng, những năm gần đây, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, nhất là bộ môn múa rồng đã phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, lan tỏa đến các khu dân cư ở các huyện như: Đông Anh, Thanh Oai, Thanh Trì... Mỗi huyện có hàng chục Câu lạc bộ Múa rồng hoạt động. Những loại hình diễn xướng dân gian này vừa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, vừa góp phần tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống.
Một màn biểu diễn của Câu lạc bộ Lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường.

Nghệ nhân trẻ đam mê nghệ thuật truyền thống

Từ trước Trung thu cả tháng, nghệ nhân Bùi Viết Tưởng ở xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội đã vô cùng bận rộn. Càng gần đến ngày rằm tháng 8 (âm lịch), công việc càng nhiều hơn, bởi anh là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường, lịch diễn luôn dày đặc. Song, nghệ nhân Bùi Viết Tưởng còn bận bịu vì một lý do đặc biệt: Anh vừa múa lân, vừa là người làm ra những chiếc đầu lân, anh còn là người truyền lửa cho thế hệ trẻ tiếp nối, yêu mến văn hóa cổ truyền.