Các nhà máy của Petrovietnam trong năm qua đều được tối ưu công suất, hiệu suất, luôn sẵn sàng cung cấp với độ khả dụng cao.

Petrovietnam - Thành công từ quản trị biến động

Năm 2023 là năm thứ 4 liên tiếp công tác “Quản trị biến động” của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đạt được kết quả ấn tượng; là yếu tố quan trọng, tác động toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Petrovietnam đã triển khai thành công các giải pháp ứng phó trước các biến động từ dịch bệnh, địa chính trị-kinh tế, thị trường. Đây chính là động lực, niềm tin để Petrovietnam tiếp tục phát triển ổn định, bền vững và vươn xa.
Ký kết hợp đồng mua bán khí (GSPA) Lô B.

PVN ký các thỏa thuận thương mại cho Chuỗi dự án Lô B

Việc ký thành công các thỏa thuận cho Chuỗi dự án khí điện Lô B góp phần bảo đảm tiến độ chung cho toàn chuỗi dự án. Đồng thời, chuỗi dự án sẽ là nguồn lực quan trọng, là bước đệm để hỗ trợ thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 với mục tiêu giảm phát thải carbon để ứng phó biến đổi khí hậu và Quy hoạch điện VIII được xây dựng hướng tới một hệ thống năng lượng “xanh hơn”, “sạch hơn”, phù hợp xu thế toàn cầu về chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ.
Lãnh đạo Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, PVN chúc mừng Tân Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn.

Tân Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn: Khai mở những cơ hội, đưa Tập đoàn vươn tới những đỉnh cao mới

Nêu rõ trong chặng đường sắp tới, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, PVN cũng phải đương đầu với không ít khó khăn, Tân Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn tin rằng: Với tinh thần “Một đội ngũ - Một mục tiêu”, tập thể những người “đi tìm lửa” sẽ cùng nhau tiếp tục khai mở những cơ hội trong khó khăn, thách thức, làm mới động lực cũ và bổ sung động lực mới, đưa Tập đoàn vươn tới những đỉnh cao mới”.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chuẩn bị các nguồn lực cho bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5.

PVN nộp ngân sách gần 10 nghìn tỷ đồng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong tháng 1 tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tốt so với tháng 12/2023 và cùng kỳ, qua đó, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô cũng như bảo đảm an ninh năng lượng, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Giàn khai thác dầu khí trên biển của PVEP.

Nâng cao quản trị, thúc đẩy tăng trưởng dầu khí

Thời gian tới, ngành dầu khí tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm; xung đột địa chính trị đẩy chi phí nguyên liệu, vận chuyển tăng cao... Để duy trì ổn định sản xuất, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên đã xây dựng các giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển bền vững.
Giàn khai thác mỏ Sư Tử Đen.

PVN nỗ lực hoàn thành cao nhất các mục tiêu 2023

Tháng 11 vừa qua, giá dầu thế giới đã có tuần thứ 5 giảm giá liên tiếp kể từ giữa tháng 10; các loại sản phẩm xăng dầu cũng giảm từ 1% đến 9% so với trung bình tháng trước. Tính trung bình 11 tháng, giá dầu giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2022; đặc biệt, trong tháng 11, cầu thị trường rất thấp nên tồn kho các sản phẩm lọc dầu, phân bón ở mức cao đã tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp.
Giàn khoan dầu khí của Vietsovpetro.

Mở rộng quy mô, thúc đẩy tăng trưởng dầu khí

Tính đến hết tháng 8, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã “cán đích” kế hoạch cả năm ở hai chỉ tiêu quan trọng là nộp ngân sách và lợi nhuận hợp nhất trước thuế. Nhằm duy trì sản xuất và tận dụng cơ hội những tháng cuối năm, các doanh nghiệp dầu khí tiếp tục kiên định, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, qua đó mở rộng quy mô, tăng tốc tái tạo mô hình kinh doanh.
Cụm giàn khoan Sư Tử Trắng.

Hành trình 25 năm chinh phục “sư tử” ngoài biển khơi

Sở hữu thành tích sản xuất, kinh doanh cực kỳ ấn tượng, nhưng ít ai biết, Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC)-thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - hiện là nhà điều hành dầu khí có sản lượng khai thác lớn thứ 2 tại Việt Nam. Sau 25 năm hoạt động, chỉ với bộ máy hơn 300 nhân sự, công ty liên doanh này đã mang về cho ngân sách nhà nước hơn 13 tỷ USD.
Người lao động PV Drillings trên giàn khoan.

Giữ vững thị phần dịch vụ dầu khí

Là một trong năm lĩnh vực chính, có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), song, lĩnh vực dịch vụ dầu khí hiện tồn tại những bất cập như chưa có kế hoạch tổng thể, sự tập trung, liên kết, chia sẻ,... nhằm gia tăng hiệu quả.
Kho cảng LNG Thị Vải.

PVN duy trì sản xuất, kiên định mục tiêu tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, trong tình hình khó khăn nhiều hơn thuận lợi bao trùm nền kinh tế, tại cuộc họp giao ban thường kỳ tháng 8 với thủ trưởng các đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, Tập đoàn tiếp tục kiên định và nỗ lực cho mục tiêu quản trị đặt ra từ đầu năm, đồng hành cùng với Chính phủ và các bộ, ngành góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Giàn khoan tại mỏ Sư Tử Vàng

PVN đạt doanh thu hơn 495 nghìn tỷ đồng

Trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong tháng 7, giá các sản phẩm xăng dầu giảm từ 6 đến 17% so với cùng kỳ năm 2022 đã tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chủ động dự báo, nắm bắt tình hình thị trường đã giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) duy trì nhịp độ sản xuất và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu.
Khai thác dầu khí tại mỏ Rạng Đông.

Thúc đẩy tăng trưởng dầu khí

Suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là biến động bất lợi của giá dầu thế giới cũng như các sản phẩm dầu khí, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để vượt khó, doanh nghiệp đã linh hoạt triển khai các giải pháp nhằm thích ứng thị trường, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiểm tra hoạt động trên giàn Công nghệ Trung tâm số 2, mỏ Bạch Hổ.

Cập nhật biến động thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh dầu khí

Trong quý I/2023, với quyết tâm, nỗ lực cao để kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại từ những tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô, biến động của thị trường, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) duy trì nhịp độ sản xuất kinh doanh ổn định, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, nộp ngân sách hơn 29,8 nghìn tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với các bộ, ngành, cơ quan về phương án xử lý đối với Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất.

Tìm phương án xử lý đối với Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất

Ngày 5/4, tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương đã khảo sát hiện trường và làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và các bộ, ngành, cơ quan liên quan về phương án xử lý đối với Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
Khai thác dầu khí tại mỏ Sông Ðốc.

Thúc đẩy liên kết chuỗi trong lĩnh vực dầu khí

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, đặc biệt là sự chuyển dịch năng lượng, xung đột địa chính trị tại một số nước trên thế giới đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, việc liên kết chuỗi được coi là tất yếu và bắt buộc giúp các doanh nghiệp dầu khí phát triển.
Đại diện PVN và liên danh Marubeni-WTO ký kết thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Lô B.

PVN ký thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II

Ngày 22/2, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Liên danh giữa Marubeni Corporation và Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng (WTO) tổ chức ký thỏa thuận khung hợp đồng bán khí (GSA) cho dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Ô Môn II với sự chứng kiến của đại diện Văn phòng Chính phủ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, UBND thành phố Cần Thơ cùng lãnh đạo các đơn vị, đối tác liên quan.