Trong đó, huyện Sóc Sơn đạt 48,05ha; huyện Mê Linh 124,70ha; huyện Đan Phượng 70,3ha; huyện Hoài Đức 216,43ha; quận Hà Đông 65,36ha; huyện Thanh Oai 73,08ha; huyện Thường Tín 119,88ha).
Tổng số mộ đã di chuyển là 6.353 ngôi, đạt 63,15%.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội đã nhận 647,65ha đạt 90,22% so diện tích đất đã thu hồi giải phóng mặt bằng để tổ chức rà phá bom mìn, bàn giao cho các nhà thầu thi công xây dựng.
Các quận, huyện đã khởi công, đang thực hiện 8 khu tái định cư.
Đối với hạng mục di dời điện cao thế, Sở Công thương Hà Nội đã hoàn thành công tác thẩm định, dự kiến phê duyệt thiết kế trong tháng 10/2023 và ký hợp đồng trước ngày 20/12/2023.
Các nhà thầu thi công đã hoàn thiện các thủ tục xây dựng, trong đó đã xây dựng lán trại, huy động máy móc, thiết bị, trình nguồn vật liệu đầu vào,… phục vụ thi công công trình.
Trong đó các nhà thầu đã huy động hơn 200 kỹ sư, công nhân kỹ thuật; hàng chục máy đào, lu rung, máy ủi; ba dây chuyền khoan cọc nhồi; một dây chuyền thi công cọc xi-măng đất để tổ chức thi công.
Trên toàn tuyến đường song hành đã tổ chức 14 mũi thi công, bao gồm 11 mũi thi công đường và ba mũi thi công cầu.
Các nhà thầu đã thi công bóc đất hữu cơ lên khuôn đường khoảng 15km, đắp nền K95 khoảng 2,5km, đang triển khai thi công rải vải địa kỹ thuật, cắm bấc thấm xử lý nền đất yếu; thi công cọc khoan nhồi và đúc dầm các cầu: Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Tô Lịch; đang làm thủ tục cấp phép triển khai thi công 14 cầu vượt sông, kênh mương như: sông Cà Lồ, ngòi Phù Trì, kênh Khê Tang, cầu vượt đường sắt Hà Nội-Lào Cai...
Đối với nguồn vật liệu cát đắp, hiện nay, Ban quản lý dự án đã chấp thuận 10 nguồn vật liệu cát đắp được cung cấp bởi các nguồn thương mại từ các mỏ có Giấy phép khai thác đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Hà Nam, Bắc Giang, Thái Bình.
Trên địa bàn Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận bảng xác nhận đăng ký khai thác (số 01/XN-UBND ngày 19/10/2023) đối với mỏ cát Chu Phan (trữ lượng khoảng 4,77 triệu m3) cho Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Gói thầu số 09/TP2-XL); Sở Tài nguyên và Môi trường đang thẩm định hồ sơ đăng ký khai thác mỏ cát Thạch Đà 1 (nhu cầu khoảng 0,425 triệu m3) của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn (Gói thầu số 08/TP2-XL).
Đối với nguồn vật liệu đất đắp: Ban quản lý dự án đã chấp thuận hai nguồn vật liệu đất đắp được cung cấp bởi các nguồn thương mại từ các mỏ có Giấy phép khai thác đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh lân cận (tỉnh Vĩnh Phúc: một mỏ , tỉnh Hòa Bình: một mỏ (tổng trữ lượng khoảng 3,904 triệu m3, công suất khoảng 0,4 triệu m3/năm).
Trên địa bàn thành phố, hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang thẩm định hồ sơ đăng ký khai thác mỏ đất Gò Đỉnh (trữ lượng khoảng 0,627 triệu m3) của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Gói thầu số 09/TP2-XL).
Để bảo đảm sự đa dạng về nguồn cung vật liệu phục vụ Dự án đường Vành đai 4, thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị tỉnh Hòa Bình tạo điều kiện cho tổ chức có đủ điều kiện được phép khai thác đất đắp tại mỏ đất xóm Cao, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình để cung cấp nguồn vật liệu xây dựng cho Dự án đường Vành đai 4.