Cán bộ thú ý xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh: NGUYỄN TRUNG)

Ninh Thuận khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Ngày 27/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận Đặng Kim Cương thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân: Địa phương đã và đang khẩn trương triển khai việc khoanh vùng dịch tả lợn châu Phi tại thôn Nha Hố 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn để dập dịch, nhằm ngăn chặn dịch lây lan, gây thiệt hại cho người nuôi lợn tại địa phương.
Vaccine sốt xuất huyết được cấp phép tiêm tại Việt Nam.

Vaccine sốt xuất huyết có hiệu lực chống nhiễm với cả 4 tuýp huyết thanh đến 80,2%

Vaccine sốt xuất huyết được chứng minh có hiệu lực bảo vệ cao, hiệu lực chống nhiễm với cả 4 tuýp huyết thanh sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai. Vaccine cũng có hiệu lực cao trong việc chống nhập viện do sốt xuất huyết, với tỷ lệ giảm lên đến 90,4% sau 18 tháng tiêm liều thứ hai.
Toàn bộ các vùng bị lũ lụt, nhà cửa người dân, trường học, công sở bị ngập, nơi tập trung đông người, chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều được phun khử khuẩn để phòng ngừa dịch bệnh.

Thái Nguyên nỗ lực chăm sóc sức khỏe người dân sau bão số 3

Mưa bão, lũ lớn chưa từng có diễn ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên uy hiếp tính mạng, sức khỏe người dân khi nhiều người bị thương, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan. Với tinh thần chủ động, ngành y tế Thái Nguyên đã triển khai các giải pháp cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bệnh và phòng chống dịch, bệnh sau lũ để bảo vệ sức khỏe người dân.
Cán bộ y tế kiểm tra, giám sát các bệnh thường gặp trong bão, mưa, lũ lụt trên địa bàn Hà Nội.

Ngành y tế Hà Nội bảo đảm nước sạch, cấp phát đủ thuốc điều trị các bệnh thường gặp trong mưa, bão

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp phòng y tế và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo đảm nước sạch, cấp phát cơ số thuốc, kịp thời điều trị đối với một số bệnh thường gặp mùa mưa bão...
Cán bộ y tế kiểm tra bọ gậy tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện Quốc Oai (TP Hà Nội).

Hà Nội: Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao nhằm phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân trên địa bàn Hà Nội phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè

Trước tình trạng một số bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc-xin đang có chiều hướng gia tăng như sởi, ho gà, bạch hầu..., Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành y tế trong việc kiểm soát, không để các bệnh dịch truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.
Những khuyến cáo phòng bệnh đậu mùa khỉ

Những khuyến cáo phòng bệnh đậu mùa khỉ

Chưa đầy một tuần sau hai ca bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện, TP Hồ Chí Minh lại phát hiện thêm một ca bệnh mới. Để chủ động phòng chống dịch bệnh này ở nước ta Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, phát hiện sớm khi có các triệu chứng bệnh để kịp thời điều trị ngăn bệnh lây lan.
Một số trung tâm y tế tuyến huyện đã mạnh dạn đầu tư các kỹ thuật mới, tuy nhiên kết quả chưa tương xứng với kỳ vọng.

Cân nhắc việc sáp nhập các bệnh viện hạng 2 vào trung tâm y tế cấp huyện

Sau ba năm thực hiện thí điểm mô hình trung tâm y tế cấp huyện trên cơ sở tổ chức lại bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế dự phòng và trung tâm dân số-kế hoạch hóa gia đình, đến thời điểm hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa tìm ra phương án hoạt động thống nhất của mô hình trung tâm y tế cấp huyện.
Các lực lượng chức năng ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) dọn dẹp vệ sinh giúp dân sau mưa lũ. Ảnh: Công Hậu

Không lơ là phòng, chống dịch bệnh

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt, có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Những bệnh thường hay gặp sau mưa lũ là: bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, tiêu chảy cấp và sốt xuất huyết… Vì vậy, ngày 12/10/2022, Bộ Y tế đã có Văn bản số 5745/BYT-KH-TC gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Phú Yên; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Trung Bộ về việc triển khai công tác y tế chủ động ứng phó với mưa lũ.