Bảo đảm nguồn cung
Năm 2024, dự kiến diện tích sản xuất lúa ước khoảng 7,09 triệu ha, năng suất trung bình đạt 61,2 tạ/ha, tăng khoảng 0,2 tạ/ha so với năm 2023; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn thóc, giảm khoảng 35.000 tấn so với năm 2023. Tính đến trung tuần tháng 5, cả nước đã gieo cấy được 4,2 triệu ha lúa, bằng 99% so với cùng kỳ; diện tích lúa đã thu hoạch đạt 2,64 triệu ha, bằng 100,3%; sản lượng ước trên diện tích thu hoạch đạt hơn 17,84 triệu tấn, bằng 102% so với cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 67,6 tạ/ha, tăng 1,2% so cùng kỳ năm trước.
Diện tích lúa từ nay đến cuối năm dự kiến gieo cấy khoảng 2,89 triệu ha; diện tích thu hoạch dự kiến đạt 4,45 triệu ha, sản lượng dự kiến thu được khoảng 25,56 triệu tấn.
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Trồng trọt cho biết: Sản lượng gạo hàng hóa chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi từ nay đến cuối năm, sản lượng lúa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long dự kiến ước đạt 24,20 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa và sử dụng làm giống, thức ăn chăn nuôi... khoảng 9,0 triệu tấn. Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu ước khoảng 15,20 triệu tấn, tương đương 7,60 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Nhóm gạo chất lượng cao chiếm khoảng 3,20 triệu tấn; nhóm gạo thơm, đặc sản khoảng 2,50 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình khoảng 1,15 triệu tấn; nhóm nếp khoảng 0,75 triệu tấn. Lượng gạo hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước 4,38 triệu tấn: Lượng gạo hàng hóa xuất khẩu 6 tháng cuối năm ước 3,22 triệu tấn.
Sản lượng gạo hàng hóa chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi từ nay đến cuối năm, sản lượng lúa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long dự kiến ước đạt 24,20 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa và sử dụng làm giống, thức ăn chăn nuôi... khoảng 9,0 triệu tấn. Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu ước khoảng 15,20 triệu tấn, tương đương 7,60 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Cục trưởng Trồng trọt Nguyễn Như Cường
Về sản xuất rau, sản lượng cả năm dự kiến đạt 19,7 triệu tấn, cao hơn năm 2023 khoảng 624.000 tấn. Đối với sản xuất cây ăn quả, tổng sản lượng quả thu hoạch 5 tháng đầu năm khoảng 4,429 triệu tấn; tổng sản lượng cả năm ước đạt hơn 13,5 triệu tấn tấn, tăng khoảng 3,4% so với năm 2023.
Về sản xuất rau, sản lượng cả năm dự kiến đạt 19,7 triệu tấn, cao hơn năm 2023 khoảng 624.000 tấn. Đối với sản xuất cây ăn quả, tổng sản lượng quả thu hoạch 5 tháng đầu năm khoảng 4,429 triệu tấn; tổng sản lượng cả năm ước đạt hơn 13,5 triệu tấn tấn, tăng khoảng 3,4% so với năm 2023.
Hiện đang bước vào đầu giai đoạn thu hoạch chính vụ một số cây ăn quả tại đồng bằng sông Cửu Long như xoài, sầu riêng, mít, bưởi, nhãn, thanh long... Từ nay đến cuối năm, không có diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh thì sản xuất lúa, rau quả năm 2024 bảo đảm kế hoạch đề ra về diện tích, năng suất, sản lượng.
Ứng phó thời tiết bất thường và mở rộng thị trường xuất khẩu
Để bảo đảm hàng hóa nông sản phục vụ xuất khẩu trong năm 2024, cần tích cực theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời ứng phó bảo vệ sản xuất. Đối với cây lúa, theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp; rà soát những vùng không đủ nước tưới cho lúa, nhưng vẫn bảo đảm cho rau màu ngắn ngày, hoặc khai thác được nguồn nước bổ sung tiếp tục chuyển đổi sang gieo trồng cây ngô, lạc, rau đậu.
Riêng cây ăn trái, cần củng cố hệ thống đê bao và đê chung quanh vườn, bảo đảm thoát nước tốt, không để ngập úng; Có giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng của các cơn mưa trái mùa...
Năm 2024, ngành hàng rau quả tiếp tục được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao, nên cùng với việc bảo đảm sản xuất thì cần thúc đẩy xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng, cần đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thương mại, mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào các thị trường truyền thống, thị trường xuất khẩu lớn như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...; các thị trường mới, nhiều tiềm năng như thị trường các nước Trung Đông, châu Phi...; thúc đẩy sớm ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi vào thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, phối hợp với Đại sứ quán, thương vụ tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin thị trường, tăng cường xúc tiến, quảng bá đối với các sản phẩm đã mở cửa, xuất khẩu chính ngạch gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Cần đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thương mại, mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào các thị trường truyền thống, thị trường xuất khẩu lớn như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...; các thị trường mới, nhiều tiềm năng như thị trường các nước Trung Đông, châu Phi...; thúc đẩy sớm ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi vào thị trường Trung Quốc.
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên