Tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, thậm chí lách luật cố tình không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đang là thực tế diễn ra nhiều năm qua tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 19/12, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến “Đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp - Quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng”.
Bảo hiểm xã hội các địa phương khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất để chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng của tháng 8/2023 cho người hưởng. Đồng thời, truy trả số tiền chênh lệch tăng thêm của tháng 7/2023 theo mức hưởng mới từ ngày 14/8/2023.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kiến nghị Quốc hội sớm ban hành nghị quyết về xử lý nợ bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp đã phá sản, giải thể, chủ doanh nghiệp là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam.
Tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người lao động. Cụ thể, họ bị khóa thẻ bảo hiểm y tế, ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất… Họ cũng không chốt được sổ bảo hiểm xã hội kể cả đã chuyển đến nơi khác làm việc, đến tuổi về hưu thì không chốt được sổ bảo hiểm xã hội…
Thời gian qua, tình trạng nợ bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng quyền lợi chính đáng về hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người tham gia. Để giải quyết kịp thời quyền lợi cho người lao động và thân nhân của họ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất giải quyết chế độ với một số trường hợp cụ thể.
Thời gian tới, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cần tăng cường các giải pháp thực hiện, giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế những tháng cuối năm 2022.
Ngày 27/10, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Thanh tra thành phố Hà Nội vừa công bố Quyết định số 3550/QĐ-TTTP về thanh tra việc chậm đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2022. Dự kiến, sẽ tiến hành thanh tra tại 105 đơn vị.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Sau đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn đã khắc phục toàn bộ số tiền nợ, người lao động được bảo đảm quyền lợi.
Ngày 22/8, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh công bố danh sách 960 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tổng số tiền nợ của các doanh nghiệp này lên tới gần 1.367 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã ký ban hành Công văn số 2243/BHXH-TST về việc tăng cường đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo thống kê mới đây của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm nay, cả nước đã xảy ra 107 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 19 cuộc so cùng kỳ năm 2021.
Tới hết tháng 5/2022, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã thực hiện hơn 2.500 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Số tiền thu hồi được sau thanh tra, kiểm tra và đôn đốc nợ bảo hiểm xã hội là gần 425 tỷ đồng.
Số tiền doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2021 là gần 3.100 tỷ đồng, tăng gần 45% so với năm 2020, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành hàng không. Cơ quan BHXH TP Hồ Chí Minh đã thông tin như trên khi đánh giá về tình hình nợ đọng BHXH trong năm 2021.
Trong số 500 đơn vị sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội, có đơn vị nợ tới hơn 5,7 tỷ đồng.
Từ ngày 23-11 đến 25-12, Đoàn tranh tra liên ngành của Hà Nội do Thanh tra thành phố chủ trì sẽ thành lập bốn tổ công tác, tiến hành thanh tra 75 đơn vị nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thủ đô.