Ngày 5/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo “Nghiên cứu và phát huy nguồn lực từ những người con quê Bến Tre để góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre”.
Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, phát thải các-bon thấp, hướng tới Net zero là xu thế tất yếu của thời đại mới. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các khu vực, thúc đẩy đạt được các mục tiêu thịnh vượng và bền vững.
Những năm qua, hàng trăm tỷ đồng đã được tỉnh Bắc Kạn đầu tư triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ để ứng dụng vào thực tiễn, thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu hiệu quả, không ít đề tài, dự án xa rời thực tiễn, không có tính ứng dụng dẫn tới lãng phí nguồn lực đầu tư, đây là vấn đề cần sớm khắc phục.
LTS - Chống lãng phí, thực hành tiết kiệm là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những giải pháp quan trọng phát huy mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững đất nước. Thiết thực hưởng ứng bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm, Báo Nhân Dân mở chuyên mục “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực”. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ triển khai xây dựng Luật Học tập suốt đời, có vị trí độc lập tương đối với các luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành và Luật Nhà giáo sắp tới.
Trong 10 năm qua, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 22/11/2014) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; nguồn vốn này có vai trò quan trọng và góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trong từng năm, từng giai đoạn tại tỉnh Tây Ninh. Nhờ đó, gần nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, mảnh đất chiến khu Tây Ninh đầy bom đạn năm nào, nay đã thay da đổi thịt.
Hơn mười năm qua, không chỉ vùng ven biển, sạt lở đất ven sông tại Cà Mau luôn là điểm nóng, là nỗi lo thường trực của chính quyền và người dân địa phương. Việc ứng phó vô cùng nan giải bởi nguồn lực có hạn.
Tình trạng dễ bị tổn thương trước những hậu quả nghiêm trọng của thiên tai, bất ổn kinh tế-xã hội hay cú sốc chưa từng có như đại dịch Covid-19 là trở ngại đối với sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia đang phát triển. Do đó, việc đánh giá mức độ dễ bị tổn thương là rất cần thiết để giúp những nước này có cơ hội tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ trong nỗ lực phục hồi, vốn cũng chẳng mấy dễ dàng.
Phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt khó, vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh và sự hỗ trợ hiệu quả từ Trung ương, thời gian gần đây, kinh tế-xã hội của tỉnh Trà Vinh đã có những bước phát triển tích cực. Nhiều tín hiệu vui đã xuất hiện tại mảnh đất được xem là cửa ngõ ra Biển Ðông của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long này...
Với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”, Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra ngày 12/5 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Ninh.
Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần có nguồn lực thỏa đáng để có thể triển khai một cách bài bản, mang lại hiệu quả đầy đủ. Thời gian qua, kinh phí dành cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo từ ngân sách nhà nước mặc dù đã được quan tâm, song vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế của các địa phương. Cơ chế huy động các nguồn lực ngoài xã hội cho hoạt động khoa học, công nghệ cũng chưa phát huy hiệu quả.
Phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2024 thực hiện các chỉ tiêu tài chính, nhất là đóng góp ngân sách nhà nước vào tăng trưởng phải cao hơn năm 2023.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, ngay từ đầu năm 2024, ngành tài nguyên và môi trường đã tập trung mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nhất là phát huy hiệu quả các nguồn lực tài nguyên để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước theo hướng bền vững.
Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, có đủ căn cứ và cơ sở để nhận định rằng vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển.
Kiều hối là một trong những nguồn lực tài chính quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu, lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so các năm trước.Tác giả: BÌNH ANGiọng đọc: THU HÀ
Sáng 6/9, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức.
Sau một thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới, đến nay thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan. Nhiều xã đã đạt nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giúp đời sống nhân dân tăng lên, đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, từ xây dựng nông thôn mới, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đang mang lại hiệu quả cao.
Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Đất đai có vai trò quan trọng, khi dự án luật sửa đổi được thông qua sẽ góp phần giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư.
Ngày 9/6, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng và vai trò của đối ngoại nhân dân trong kết nối vận động nguồn lực”.
Dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54 về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là nghị quyết mới) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5). Nếu dự thảo được thông qua, đây sẽ là cơ hội “quý hơn vàng” để Thành phố Hồ Chí Minh bứt phá.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 48 nghị quyết để sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó giảm tám đơn vị hành chính cấp huyện, 561 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 429 cơ quan ở cấp huyện và 3.437 cơ quan ở cấp xã. Kết quả bước đầu góp phần giúp các đơn vị hành chính mới thành lập mở rộng không gian phát triển, huy động hiệu quả hơn nguồn lực.