Ngày 24/5, Ban Chấp hành Trung ương đã có văn bản số 80-KL/TW kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, lưu ý nhấn mạnh một số nội dung.
Trong những năm gần đây, để đánh giá, so sánh các địa phương về năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, cải cách hành chính hay về hiệu quả quản trị công của các địa phương, nhiều chỉ số đã được xây dựng và công bố hằng năm.
Ðể thu hút được nhân tài, xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã kế thừa quy định của Luật Thủ đô 2012 và có những điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, hiệu quả hơn.
Theo đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố Hà Nội là bước đột phá quan trọng, góp phần tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù được nêu trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Theo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội và bổ sung thành phố thuộc thành phố Hà Nội, bao gồm thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai.
An sinh xã hội là một trong những chủ trương, chính sách quan trọng của Ðảng và Nhà nước ta đã được quán triệt, bảo đảm thực hiện trong các thời kỳ phát triển của đất nước. Những năm qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, công tác an sinh xã hội ở Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành quả tích cực, chính sách không ngừng cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được chăm lo ngày một tốt hơn với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Sáng 8/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp các cơ quan Liên hợp quốc với đầu mối là Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, tổ chức tọa đàm về “Chính sách xã hội Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045”.
Chiều 6/12, báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị - hiện thực những mục tiêu xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh và phát triển” với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực.
Sáng 30/9, Hội thảo khoa học: "Một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020" đã diễn ra tại Hà Nội, do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, công tác chăm lo chính sách xã hội ở nước ta đã có nhiều kết quả tích cực. Thời gian tới, hệ thống chính sách xã hội cần được cải cách đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân.
Ngày 22/6, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (Nghị quyết 15).
Sáng 22/6, tại Hà Nội, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Ngày 5/5, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.