Sáng 13/11, tin từ Ủy ban nhân dân huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn, ngầm tràn tại thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa) bị ngập, khiến 200 hộ dân bị cô lập.
Chiều 5/11, Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đêm qua đến sáng nay, nhiều nơi trên địa bàn có mưa to đến rất to. Lượng mưa lớn khiến nước sông, khe, suối dâng cao làm ngập nhiều tuyến đường, ngầm, cầu tràn và gây nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp.
Khoảng 15 ngày nay, nước sông Bùi dâng cao, nhiều diện tích lúa sắp đến kỳ thu hoạch tại xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị ngập sâu. Để tránh thiệt hại cho người dân, nhiều lực lượng vũ trang cùng người dân chung tay gặt lúa, cho dù nhiều điểm ngập sâu hơn 1m.
Chiều 19/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, gây ngập lụt, chia cắt cục bộ ở một số địa phương.
Ở những nơi lũ bắt đầu rút, nhiều đoàn công tác cứu trợ, những nhà hảo tâm, từ thiện đã, đang miệt mài vận chuyển những chuyến hàng “0 đồng” từ miền nam, miền trung... đến vùng lũ, vùng cao để trao tận tay cho các hộ gia đình gặp khó khăn, bị thiệt hại do bão lụt gây ra. Đón nhận tình cảm, sẻ chia khó khăn, “nhường cơm sẻ áo”, “tương thân, tương ái” của đồng bào cả nước, người dân vùng lũ như được tiếp thêm sinh lực, niềm tin, gượng dậy với nội lực vượt khó để “tái thiết”, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường...
Từ ngày 23/8 đến nay, sau những trận mưa lớn, toàn bộ tám xóm ở xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng bị nhấn chìm trong nước, cô lập với các xã chung quanh. Trong đó, có sáu xóm bị ngập sâu trong nước, việc đi lại của người dân trong xã phải dùng xuồng, bè, mảng. Quang Vinh đã trở thành vùng “rốn” lũ ở tỉnh Cao Bằng, với nhiều khó khăn trước mắt và lâu dài.
Sáng 28/8, nhiều xã trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) bất ngờ bị nước dâng lên khiến ngập diện rộng. Nhiều vị trí ngập sâu hơn 1m đã khiến nhiều tài sản, hoa màu bị thiệt hại. Hiện cơ quan chức năng chưa có thông tin về thiệt hại tài sản, hoa màu, đang chờ địa phương báo cáo…
Khoảng 1 tháng nay, hơn một trăm hộ dân ở khu vực bãi giữa sông Hồng đoạn gần ngõ 76 phố An Dương (Tây Hồ, Hà Nội) phải ngồi thuyền đi học, đi làm,.... do nước sông dâng cao làm cuộc sống sinh hoạt của những người dân bị đảo lộn.
Mưa lớn kéo dài từ ngày 23/7 đến sáng 24/7 khiến nhiều khu vực tại Hà Nội bị ngập nặng. Tại tuyến đường Hoàng Tùng đoạn qua Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), điểm ngập sâu nhất lên tới 80-90cm khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng; các phương tiện giao thông di chuyển khó khăn.
Cơn mưa lớn bắt đầu từ tối 12/11 kéo dài đến sáng 13/11 đã làm nhiều tuyến đường ở thành phố Vinh (Nghệ An) bị ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến di chuyển của người dân và phương tiện giao thông.
Sáng 30/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam vừa phát đi công văn đề nghị cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với mưa lớn và thời tiết nguy hiểm trên biển.
Từ ngày 12/10 đến nay, tại tỉnh Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to gây nguy cơ sạt lở ở các khu vực đồi núi. Tỉnh Quảng Bình chỉ đạo chính quyền các địa phương chủ động các biện pháp ứng phó với thiên tai, nhất là khẩn cấp di dời người dân ra khỏi các vị trí sạt lở.
Tại Thừa Thiên Huế, mưa lớn kéo dài trong hai ngày qua khiến nhiều vùng thấp trũng ở các huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà và thành phố bị ngập sâu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại của người dân.
Từ ngày 27/9, tại tỉnh Hà Nam có mưa to kéo dài liên tục. Đặc biệt là sáng 28/9, nhiều thời điểm xuất hiện những đợt mưa to kéo dài nhiều giờ đã gây ngập úng cục bộ nhiều tuyến đường của thành phố Phủ Lý, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân.
Cơn mưa lớn như trút nước xuống thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) rạng sáng 28/9 đã làm hàng loạt tuyến phố, khu dân cư ngập sâu. “Biển nước” không chỉ gây tê liệt giao thông mà còn tràn vào nhiều ngôi nhà khu vực trũng thấp, khiến người dân vô cùng vất vả.
Do mưa lớn suốt đêm, nhiều tuyến đường nội ô thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ngập nặng. Một số người dân cho biết, việc ngập lần này là “chưa từng thấy” trong nhiều năm qua.
Chiều 14/10, mưa lớn kéo dài tại thành phố Đà Nẵng làm nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước, phương tiện giao thông ùn tắc hàng dài, nhiều xe bị chết máy.
Chiều 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phát đi Công điện khẩn về việc chủ động ứng phó với diễn biến mưa, lũ, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Trưa 10/10, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, mưa to đến rất to trên địa bàn tỉnh đã làm cho nhiều tuyến đường phía tây, vùng biên giới bị ngập sâu, sạt lở gây ách tắc giao thông.
Tại các vùng trũng thấp, nước lũ đang lên, lực lượng chức năng của huyện Thanh Chương đã tăng cường gia cố các đoạn đê xung yếu, đồng thời hỗ trợ sơ tán người dân tại các vùng bị bị ngập sâu.
Dù bão Noru không đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình nhưng trên địa bàn tỉnh đã có mưa to, gió lớn trên diện rộng. Ở khu vực miền núi, biên giới, nước lũ đã làm ngập 1 số đoạn đường, ngầm tràn gây chia cắt giao thông. Có 1 người ở huyện Quảng Trạch bị đuối nước khi đi thả lưới đêm qua.
Tối 6/9, sau trận mưa lớn, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ngập sâu. Trong đó, nghiêm trọng nhất là Quốc lộ 51, đoạn thuộc địa phận phường Long Bình Tân.
Ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 2 gây mưa to đến rất to tại nhiều địa phương ở tỉnh Thái Bình. Sáng sớm 12/8, mưa dai dẳng kéo dài không ngớt đã làm nhiều tuyến đường nội thành Thái Bình ngập sâu.
Mưa lớn kéo dài, liên tục từ đêm qua đến sáng nay (23/10), khiến nước lũ dâng cao, làm tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua vùng giáp ranh giữa xã Tam An và Tam Đàn, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) ngập sâu, ách tắc giao thông.
Mưa lớn liên tục, kèm theo hồ thủy lợi Phú Ninh điều tiết nước về hạ du để đón lũ đã làm cho nhiều vùng thấp ở ven sông Tam Kỳ và Bàn Thạch bị ngập sâu. Nhiều đoạn đường ngập đến gần một mét nước và bước đầu đã có 400 hộ dân phải di dời đến địa điểm an toàn, tránh lũ.
Ngày 20-10, Sở Y tế Quảng Bình cho biết, nhiều bệnh viên tuyến huyện trong tỉnh bị nước ngập sâu nên công tác khám điều trị bệnh cho người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều thiết bị y tế nặng khó di dời đã bị ngâm nước, hư hỏng.