Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội, đến hết quý 3 năm 2023, Hà Nội đã tổ chức đánh giá, công nhận 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực với sáu sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao.
Trong đó, huyện Thường Tín là một trong những địa phương được đánh giá thực hiện chương trình OCOP đạt được nhiều kết quả khả quan.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Từ Đức Mạnh cho biết: “Đến nay, trên địa bàn có 166 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 150 sản phẩm 4 sao và 16 sản phẩm 3 sao ở các nhóm ngành thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, trang trí, thảo dược”.
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội, đến hết quý 3 năm 2023, Hà Nội đã tổ chức đánh giá, công nhận được 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực với sáu sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao.
Chương trình OCOP ở Thường Tín mặc dù triển khai trong thời gian ngắn nhưng đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, việc thực hiện chương trình đã giúp nâng cao nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế vùng nông thôn.
Hiện nay, trên địa bàn có hai điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại xã Hồng Vân và chợ Vồi xã Hà Hồi đáp ứng tiêu chuẩn điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định của thành phố.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín Bùi Công Thản
Các sản phẩm OCOP được xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn có hai điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại xã Hồng Vân và chợ Vồi xã Hà Hồi đáp ứng tiêu chuẩn điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định của thành phố”.
Để giúp các chủ thể, huyện đã phối hợp Thành phố Hà Nội thực hiện hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất và quản lý theo tiêu chuẩn VietGAP đối với sản phẩm trong nhóm thực phẩm. Từ đó tạo điều kiện cho các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng cũng như nâng cấp chất lượng sản phẩm OCOP.
Gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, xã Duyên Thái có nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao. |
Huyện cũng đã thành lập trang web để quảng bá văn hóa-du lịch-làng nghề và xúc tiến thương mại các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm OCOP trên địa bàn, đồng thời, hỗ trợ các chủ thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao bì, tem nhãn hàng hóa, thương hiệu sản phẩm tập thể; tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản của thành phố.
Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, xã Ninh Sở đang trồng các loại rau ăn lá như: Cải mơ, cải ngọt, cải bó xôi, xà lách, rau mầm, giá đỗ... theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, Hợp tác xã có 30 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Việc “đạt sao” đã giúp các sản phẩm tiêu thụ tốt hơn.
Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp các đơn vị của thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia trưng bày, triển lãm các sản phẩm đặc trưng tại các hội chợ lớn. Từ đó, giúp đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của huyện và giúp các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Qua đánh giá, sau khi được công nhận, sản lượng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm OCOP nhóm thực phẩm và nhóm ngành hàng lưu niệm, nội thất, trang trí đều tăng so với trước. Nhiều sản phẩm sau khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ được nhiều khách hàng trong và ngoài địa phương tin dùng, giúp doanh số bán ra ngày càng tăng, giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động với mức thu nhập ổn định.
Nhằm bảo đảm chất lượng, cơ quan chức năng huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc các chủ thể OCOP tuân thủ những quy định về việc sử dụng bao bì, tem, nhãn mác, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; lấy mẫu ngẫu nhiên phân tích các sản phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh
Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, xã Ninh Sở được thành lập từ năm 2018 với diện tích 1,15ha đang canh tác các loại rau ăn lá như: Cải mơ, cải ngọt, cải bó xôi, xà lách, rau mầm, giá đỗ... theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, Hợp tác xã có 30 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Từ khi “đạt sao”, các sản phẩm của hợp tác xã được tiêu thụ tốt hơn.
Cũng theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Từ Đức Mạnh: “Nhằm bảo đảm chất lượng, cơ quan chức năng huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc các chủ thể OCOP tuân thủ những quy định về sử dụng bao bì, tem, nhãn mác, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; lấy mẫu ngẫu nhiên phân tích các sản phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn huyện Thường Tín cũng gặp một số hạn chế do trong quá trình rà soát, sản phẩm mặc dù chất lượng tốt nhưng hồ sơ chứng minh thường không đầy đủ; bao bì sản phẩm còn đơn giản, chưa bắt mắt khách hàng tiềm năng.
Đặc biệt câu chuyện sản phẩm OCOP còn sơ sài, chưa gắn kết được lịch sử, văn hóa của địa phương với công nghệ sản xuất và mong muốn của người tiêu dùng. Chính vì vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa được cao so với kỳ vọng. Nguyên nhân là do chương trình OCOP còn mới nên các cấp, ngành chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện.
Nhằm thực hiện tốt chương trình và nâng giá trị các sản phẩm, thời gian tới, huyện Thường Tín tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm để OCOP trở thành một thương hiệu, hình ảnh và niềm tin của người tiêu dùng thủ đô và cả nước. Cùng với đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng về tầm quan trọng và ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm…