Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, thời gian qua thành phố Hà Nội đã quan tâm đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương giúp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đến người dân trong nước và quốc tế.
Lũy kế từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã tổ chức đánh giá, công nhận được 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực, với sáu sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao.
Đồng thời, các chủ thể có sản phẩm OCOP đã chủ động tăng cường liên kết, gắn kết các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị để mở rộng thị trường, nâng cao doanh thu.
Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết: “Lũy kế từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã tổ chức đánh giá, công nhận được 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực, với sáu sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao”.
Đặc biệt, sau khi chứng nhận sản phẩm OCOP, thành phố luôn quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm. Qua đó, các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, trong quý 3 năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tổ chức và tham gia nhiều hội chợ, tuần hàng.
Hiện nay, toàn huyện có 95 sản phẩm OCOP, trong đó 65 sản phẩm 4 sao và 30 sản phẩm 3 sao. Một số sản phẩm sau khi được chứng nhận OCOP, các chủ thể đã tham gia những chương trình hội chợ, quảng bá sản phẩm giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển
Trong đó, tổ chức bốn tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn; tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc; tham gia triển lãm tại Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023; tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng.
Cũng trong quý 3, Sở Công thương đã tổ chức hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2023; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tham gia quảng bá, trưng bày sản phẩm; duy trì hoạt động phòng trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển: “Hiện nay, toàn huyện có 95 sản phẩm OCOP, trong đó 65 sản phẩm 4 sao và 30 sản phẩm 3 sao. Một số sản phẩm sau khi được chứng nhận OCOP, các chủ thể đã tham gia những chương trình hội chợ, quảng bá sản phẩm giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và được nhiều người tiêu dùng biết đến”.
Các sản phẩm được nhiều người biết đến và tin dùng, giúp doanh số bán hàng tăng. Điển hình như Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Đông Nam Á, doanh thu riêng từ sản phẩm OCOP tăng 200 triệu đồng so với thời điểm trước khi nhóm sản phẩm được đánh giá.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng chia sẻ: “Đến hết quý 3 năm 2023, trên địa bàn có 97 sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP, trong đó có 24 sản phẩm 4 sao và 73 sản phẩm 3 sao. Để quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm OCOP huyện đã xây dựng câu chuyện về sản phẩm bưởi; cập nhật các sản phẩm OCOP lên trang web du lịch của huyện; tuyên truyền các chủ thể tham gia sàn thương mại điện tử của thành phố…”.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ. |
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh cho biết: “Đến nay huyện có 166 sản phẩm OCOP (150 sản phẩm 4 sao và 16 sản phẩm 3 sao). Theo thống kê, các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm và nhóm ngành lưu niệm, nội thất, trang trí sau khi được công nhận OCOP sản lượng sản xuất và tiêu thụ đã tăng lên so với trước”.
“Các sản phẩm được nhiều người biết đến và tin dùng, giúp doanh số bán hàng tăng. Điển hình như Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Đông Nam Á, doanh thu riêng từ sản phẩm OCOP tăng 200 triệu đồng so với thời điểm trước khi nhóm sản phẩm được đánh giá”. Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh cho biết thêm.
Đặc biệt, nhiều sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, phân hạng giúp thúc đẩy sản xuất, gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập. Trong đó, tại huyện Mê Linh với mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp (sản phẩm OCOP 4 sao), quy mô hơn 3,8 nghìn m2 trên địa bàn xã Đại Minh.
Trong mô hình này, hoa lan được sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao như: Trồng trong nhà kính, hệ thống tưới, điều khiển nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm tự động theo công nghệ Israel, Hàn Quốc. Năm 2022, mô hình cho thu hoạch 60 nghìn chậu hoa lan với lợi nhuận 583 triệu đồng/mô hình/năm.
Mặc dù vậy, thực hiện Chương trình OCOP ở Hà Nội vẫn còn khó khăn do một số xã và người dân, các cơ sở kinh doanh, sản xuất chưa thực sự hiểu sâu về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình OCOP; việc quảng bá, thúc đẩy sản xuất đổi với các sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng một số nơi còn hạn chế nên chưa phát huy được hết tác dụng, giá trị của sản phẩm OCOP…
Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn hiệu lực phân hạng sản phẩm OCOP.
Chính quyền thành phố đồng thời sẽ tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng hằng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP; tăng cường xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị; các cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Tiếp tục đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử, bán hàng online... để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ sản phẩm.