Khói mù ô nhiễm bao phủ dày đặc tại Lahore, Pakistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

IQAir: Khu vực Nam Á có chất lượng không khí kém nhất thế giới năm 2023

Dữ liệu do IQAir - một tổ chức giám sát không khí của Thụy Sĩ - công bố ngày 19/3 cho thấy Pakistan vẫn là 1 trong 3 quốc gia có nồng độ khói bụi cao nhất thế giới trong năm 2023. Trong khi đó, Bangladesh và Ấn Độ thay thế Cộng hòa Chad và Iran trong top 3 quốc gia có nồng độ khói bụi cao hơn khoảng 15 lần so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Lũ lụt ở Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nam Á dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

Mưa lớn, hạn hán hay nhiệt độ tăng cao bất thường ngày càng diễn ra phổ biến, khiến Nam Á trở thành một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước tác động của biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thời tiết cực đoan khiến người dân tại khu vực đông dân nhất thế giới, cũng là một trong những tiểu vùng nghèo nhất, đối mặt rủi ro bệnh tật, mất an ninh lương thực và buộc phải di dời.
Hội nghị Mạng lưới Chính sách kinh tế Nam Á lần thứ 11 về Tiến bộ xã hội. (Ảnh: BRAC)

Thúc đẩy tăng trưởng ở Nam Á

Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, triển vọng tăng trưởng châu Á đã suy yếu do các điều kiện tài chính bị thắt chặt và nguồn dự trữ cạn kiệt, khiến rủi ro suy thoái tăng cao ở hầu hết các quốc gia. Báo cáo “Mở rộng các cơ hội: Hướng tới tăng trưởng bao trùm” của Ngân hàng Thế giới mới đây nhấn mạnh, sự chia rẽ kinh tế-xã hội đang làm suy yếu, hạn chế tiềm năng của khu vực Nam Á.
Người dân ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ vây quanh 1 xe chở đá để giảm nhiệt giữa nắng nóng gay gắt, ngày 28/4/2022. (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ: Nắng nóng kỷ lục khiến ít nhất 25 người thiệt mạng

Đợt nắng nóng gay gắt kỷ lục trong hơn 1 thế kỷ qua đã khiến ít nhất 25 người thiệt mạng chỉ riêng ở bang Maharashtra, phía tây Ấn Độ kể từ cuối tháng 3/2022, con số cao nhất trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, nhiều nơi khác trên đất nước Ấn Độ ghi nhận nền nhiệt lên tới trên 40 độ C.