Giờ tự học của trẻ tại Trường mầm non Hoàn Sơn 2 (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Bài 2: Hiện hữu nguy cơ tụt hậu

Từ khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đến nay giáo dục phổ thông đã có những thay đổi mang tính “cách mạng” khi chuẩn bị hoàn thành đưa Chương trình giáo dục phổ thông vào dạy học. Tuy nhiên, cấp học khởi đầu là giáo dục mầm non gần như vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Học sinh Trường mầm non Đông Quý, huyện Tiền Hải (Thái Bình) trong giờ học. (Ảnh THU PHƯƠNG)

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.
[Infographic] Những khó khăn của giáo dục mầm non

[Infographic] Những khó khăn của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đến nay, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã được thực hiện trên phạm vi cả nước và thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, bậc học này vẫn còn đối diện nhiều khó khăn.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy tại Trường mầm non Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh LÊ BÌNH)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non

Những năm qua, công nghệ thông tin đã mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mầm non thông qua các phương pháp giảng dạy tích hợp. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non không chỉ giúp cho giáo viên thiết kế ra những bài giảng điện tử sinh động mà còn tạo nên một môi trường học tập tích cực, tăng khả năng tương tác cho học sinh.
Giờ hoạt động của trẻ ở Trường mầm non Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. (Ảnh PHƯƠNG ANH)

"Chìa khóa" nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một trong những chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua, nhiều địa phương đã ưu tiên mở rộng diện tích, bố trí đất sử dụng cho giáo dục và tập trung mọi nguồn lực để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bền vững.
Một giờ học tại Trường mầm non Quang Châu (huyện Việt Yên, Bắc Giang). (Ảnh: ĐỨC GIANG)

Những vấn đề cần giải quyết trong giáo dục mầm non

Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã dẫn tới việc tăng cao cơ học về dân số tại đô thị và kéo theo nhu cầu thiết yếu về giáo dục, nhất là nơi gửi trẻ mầm non của công nhân. Trước thực tế đó, ngành giáo dục các địa phương đã ưu tiên nguồn lực, kịp thời ban hành các chính sách giúp giáo viên mầm non yên tâm công tác cũng như chia sẻ gánh nặng đối với phụ huynh học sinh là công nhân.
Trao tặng tivi và thiết bị giáo dục cho Trường mầm non Nậm Tha (Lào Cai). Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu Lào Cai

NDO - Mới đây, nhà trường và các cháu học sinh dân tộc thiểu số Trường mầm non xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn (Lào Cai) đón niềm vui được nhận trang thiết bị giáo dục và ti-vi để phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Đây là món quà thiết thực và ý nghĩa của Điện lực Lào Cai dành cho giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Chung quanh việc điều chỉnh mức thu học phí

Thông tin thành phố Hà Nội sẽ tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố từ năm học 2023-2024, đang thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh, bởi hầu hết mọi người đều lo lắng, việc tăng học phí sẽ gây khó khăn cho nhiều gia đình, nhất là với thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Giờ học tại Trường THCS Duy Tân, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh KHÁNH CHI)

Giữ vững vai trò trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao

Những năm qua, các địa phương vùng Ðông Nam Bộ triển khai nhiều chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện thực tế, góp phần nâng cao chất lượng, khẳng định vai trò trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực. Tuy nhiên, để tiếp tục tiên phong trong thực hiện đổi mới, đáp ứng nhu cầu xã hội, giáo dục và đào tạo vùng Ðông Nam Bộ vẫn cần nhiều giải pháp mang tính đột phá.
Quang cảnh hội thảo.

Tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2023-2030

Ngày 22/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo 2 Đề án "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi), nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giai đoạn 2023-2030” và “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030”.
Trường Mầm non chất lượng cao Kỳ Bá - Fairy Dream 2 (thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình), nơi xảy ra sự việc bạo lực đối với trẻ em.

Làm rõ vụ cô giáo mầm non ở Thái Bình dùng gai bưởi đâm vào học sinh

Sáng 22/9, ông Vũ Giang Lâm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cho biết, liên quan đến việc 1 cô giáo dạy ở trường mầm non chất lượng cao ở phường Kỳ Bá bị phụ huynh tố cáo có hành vi bạo lực đối với trẻ em, Công an thành phố Thái Bình đã vào cuộc xác minh, làm rõ.