Sáng 28/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hành Đinh Xuân Sâm cho biết, huyện vừa gửi Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa, lũ gây ra đối với khu vực sạt lở bờ sông Vệ đoạn qua thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện và tuyến đường ĐT.624B, vị trí Km14+500 (đoạn qua Dinh Bà, thôn Thuận Hòa, xã Hành Thịnh).
Chiều 14/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản hỏa tốc số 923/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái về việc bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
Dự báo, tối đến đêm nay, lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục và duy trì ở trên mức báo động 3. Ngoài ra, từ nay đến ngày 11/9, trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện 1 đợt lũ, có sông đỉnh lũ vượt mức báo động 3.
Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có mưa to trên diện rộng, gây lũ lớn và sạt lở đất.
Ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và thượng nguồn mưa lớn làm nước sông Cầu lên nhanh, vượt báo động 3 gần 100cm là mức rất nguy hiểm, gây ngập nhiều nơi. Giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, tỉnh Thái Nguyên khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó trong đêm 8/9.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 9 giờ ngày 8/9, mưa lớn trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của bão số 3, đã gây thiệt hại về nhà ở, cây trồng, vật nuôi, đường giao thông, công trình công cộng...
Ngày 6/9 tin từ Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) cho biết, trong tối 5/9 và rạng sáng 6/9, trên địa bàn huyện Đức Cơ xảy ra mưa lớn kéo dài. Lượng nước lớn ở đầu nguồn đổ vào suối Ia Kriêng đã khiến khu vực cống thuộc làng Bua (xã Ia Pnôn) bị ngập với dòng nước chảy xiết.
Chiều 19/10, thông tin từ Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết, tổng thiệt hại do bão số 5 và đợt mưa lũ lịch sử vừa qua lên đến 1.486,5 tỷ đồng. Trong đó, nặng nhất là quận Liên Chiểu 578 tỷ đồng, huyện Hòa Vang 250 tỷ đồng.
Chiều 14/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phát đi Công điện số 03/ CĐ-UBND, yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động ứng phó diễn biến bão và mưa lớn nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Dự báo, từ ngày 14-17/10, trên các sông từ Quảng Bình-Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4-10m, hạ lưu từ 1,5-5m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn, sạt lở đất, ngập lụt trên diện rộng ở các khu vực trên.
Tối 7/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành của thành phố triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ lớn.
Vào khoảng 21 giờ ngày 28/8, tại khu vực hạ lưu sông Dinh (chảy ra cửa biển La Gi, tỉnh Bình Thuận) đã xảy ra hiện tượng lũ quét làm cuốn trôi, nhận chìm khoảng 25 tàu cá và 1 xà-lan.
Sáng 8-10, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng vừa ký Công điện số 43/CĐ-TTg, về việc tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lũ lớn sẽ tập trung vào các tháng cuối năm. Từ nay đến cuối năm 2020, trên các sông khu vực Trung Bộ khả năng xuất hiện từ hai đến ba đợt lũ lớn, tập trung tại các tỉnh khu vực Trung, Nam Trung Bộ vào các tháng 10,11.