Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam) trao đổi tại trụ sở của đoàn ở thủ đô Paris, tháng 1/1969. (Ảnh tư liệu)

Chung một bóng cờ, cùng một mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm là cuộc chiến đấu chống xâm lược, giành độc lập, thống nhất dài nhất của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Hội nghị Paris 4 bên nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cũng là cuộc đàm phán ngoại giao kéo dài nhất trong lịch sử - đã dẫn đến Mỹ phải rút quân, quân dân ta tiến hành chiến dịch mùa xuân năm 1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Diêm dân Bạc Liêu vào vụ thu hoạch muối. (Ảnh THANH CƯƠNG)

Giữ nghề làm muối ở Bạc Liêu

Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, thời hoàng kim có diện tích làm muối lên đến hơn 6.000 ha nhưng đến nay, nghề làm muối ở Bạc Liêu chỉ còn gần 2.000 ha. Tỉnh cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nỗ lực nhằm khôi phục, giữ vững nghề truyền thống nổi tiếng này.
Quân đội nhân dân Việt Nam: Những mốc son trên con đường phát triển

Quân đội nhân dân Việt Nam: Những mốc son trên con đường phát triển

Kể từ ngày 22/12/1944 đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam, sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, từ một đội quân du kích nhỏ bé, với trang bị thô sơ, đã dần phát triển thành một đội quân hùng mạnh được tổ chức chặt chẽ với đầy đủ các quân binh chủng, giành những chiến thắng oanh liệt, trở thành biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam.
Ở tuổi 72, Giáo sư, Tiến sĩ Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc vẫn say sưa nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Thăng Long-Hà Nội nói riêng.

Trọn đời cống hiến cho Thủ đô

100 công trình khoa học đã được công bố và được ứng dụng vào thực tiễn, hơn 50 sách chuyên khảo đề tài nghiên cứu khoa học bảo tồn các di sản văn hóa được xuất bản, xây dựng thành công ngành Hà Nội học trong chiến lược đào tạo con người phát triển bền vững Thủ đô. Đó là những công việc mà Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc đã làm được trong suốt nửa thế kỷ gắn bó với Hà Nội. Nói về ông là nói về một nhà khoa học hết lòng vì Hà Nội, một con người tận hiến cho mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Ban tổ chức chụp hình lưu niệm với các đội đạt giải cuộc thi.

Cuộc thi cắt, dán mô hình Cột cờ Hà Nội thu hút đông đảo sinh viên hào hứng tham gia

Ngày 18/10, Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trường đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Cuộc thi cắt, dán mô hình Cột cờ Hà Nội từ phụ san đặc biệt do Báo Nhân Dân phát hành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
Chuyên gia Hán Nôm phiên âm dịch nghĩa một số tài liệu tại đình làng Bàn Môn (huyện Phong Điền).

Số hóa tư liệu Hán Nôm trên đất Huế

Hơn 426.000 trang tư liệu Hán Nôm tương đương với gần 5.300 đầu tài liệu đã được Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành sưu tầm, số hóa và xử lý để đưa vào khai thác. Những tư liệu này nằm trong số hàng trăm nghìn tư liệu Hán Nôm quý giá còn lưu giữ trong các làng xã, tư gia... ở Huế. Hoạt động này đã góp phần bảo tồn di sản Hán Nôm, cũng như phục vụ hoạt động nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị của vùng đất Thuận Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
Các di vật, hiện vật quý thu thập được trong đợt khai quật lần thứ 3 năm 2024 tại Di chỉ khảo cổ học Thác Hai được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

Tiếng vọng lịch sử từ Di chỉ Thác Hai

Di chỉ khảo cổ học Thác Hai được Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật trong các năm 2021 và 2022, đã thu được nhiều di vật, hiện vật quý, độc đáo, lần đầu được phát hiện trong khu vực Tây Nguyên. Trong đó có bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” đã được công nhận là Bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk. Tại lần khai quật thứ ba vừa qua, nhiều di vật quý tiếp tục được phát hiện, mở ra nhiều khám phá về lịch sử vùng đất cao nguyên.

Có một phần Hà Nội trong tôi

Thuở thiếu thời, đứa trẻ nhà quê như tôi trong giấc mơ cũng không tưởng tượng nổi dọc ngang Hà Nội. Thủ đô thấp thoáng qua các bài học lịch sử, địa lý và các tác phẩm văn chương. Thời trưởng thành, tôi không có may mắn được làm công dân Thủ đô. Đoàn tàu Thống Nhất đã đưa tôi vào miền đất phương nam và “cắm” ở đó hơn nửa đời người. Nhưng tôi vẫn may mắn có những lần đặt chân lên đường phố Hà Nội…
Đại diện hội đồng biên soạn Dự án sách “Thuật bút Xuân Cầu” làm việc.

“Thuật bút Xuân Cầu” góp phần phát triển văn hóa làng quê Việt Nam

Làng Xuân Cầu (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) là một làng quê lâu đời, tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây còn được biết đến là nơi sản sinh ra những con người nổi tiếng như nhà cách mạng Tô Hiệu, Lê Giản, Lê Văn Lương; họa sĩ Tô Ngọc Vân; nhà văn Nguyễn Công Hoan…Với mong muốn gìn giữ những nét văn hóa của làng quê cũng như giới thiệu đến đông đảo công chúng về đất và người nơi đây, những người con của Hưng Yên đã thành lập Dự án sách “Thuật bút Xuân Cầu”.
[Video] Trải nghiệm thú vị khi cắt ghép bức tranh panorama từ số báo Nhân Dân đặc biệt

[Video] Trải nghiệm thú vị khi cắt ghép bức tranh panorama từ số báo Nhân Dân đặc biệt

Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đính kèm những trang báo Nhân Dân số đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ mang đến một tác phẩm nghệ thuật để chiêm ngưỡng mà đồng thời là hoạt động vui chơi nho nhỏ, tạo cảm giác thú vị cho mọi người. 
Cây bàng cổ thụ bên cổng chùa Hưng Long, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình.

Bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản ở Ninh Bình

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng chục cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản. Để bảo tồn và phát huy giá trị của cây di sản, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay chăm sóc và bảo vệ cây di sản; theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây để có biện pháp chăm sóc phù hợp; đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các di tích và cây di sản.
Các nhà khoa học, các đại biểu dự tọa đàm khoa học về chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền-chùa Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi.

Thường Tín huy động các nguồn lực bảo tồn và phát huy di tích văn hóa, lịch sử

Những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã huy động các nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, mà trọng tâm là hỗ trợ đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích. Giai đoạn 2021 - 2026, cùng với sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội, huyện đang tu bổ, tôn tạo 59 di tích, với tổng kinh phí khoảng 740 tỷ đồng.
Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa của đất nước ta rất đáng tự hào. (Ảnh minh họa: Internet)

Gìn giữ bản sắc Việt trong phát triển văn hóa

Đề cương về văn hóa Việt Nam do Đảng ta đề xướng năm 1943 đã nêu rõ 3 nguyên tắc trong phát triển văn hóa là “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. 80 năm đã đi qua, những đòi hỏi trong thời kỳ hội nhập cũng như trong kỷ nguyên công nghệ số càng thấy rõ sự cần thiết của việc áp dụng sáng tạo các nguyên tắc này trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, tính đại chúng bao gồm việc nhân dân sáng tạo, hưởng thụ, tiếp thu văn hóa đang đặt ra những vấn đề cấp thiết, là nhân tố quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển văn hóa tầm nhìn đến năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải được biết đến với những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, như: “Bão táp triều Trần”, “Tám triều vua Lý”. (Ảnh: qdnd.vn)

Những chuyển động của tiểu thuyết lịch sử

Những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử đã có sức ảnh hưởng đáng kể trong đời sống văn học. Bên cạnh thế hệ nhà văn nổi tiếng như: Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Trần Thùy Mai, Lý Lan... đã xuất hiện một lực lượng mới, thế hệ 8x, 9x dành nhiều đam mê và bước đầu gặt hái được những thành tựu. Đó cũng là chủ đề thu hút nhiều ý kiến thảo luận trong một tọa đàm văn học vừa diễn ra.