Những năm gần đây, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ của Hà Nội, ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao, góp phần xây dựng thương hiệu cho làng nghề, tạo nền tảng phát triển bền vững.
Ngày 25/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND nhằm triển khai các quy định của Trung ương và thành phố về phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa lịch sử, xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.
Trong dòng chảy của toàn cầu hóa và sự bùng nổ của kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hóa đang dần trở thành một trong những nhóm ngành quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những phương cách phát triển sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, tạo hiệu ứng tốt để phát triển kinh tế. Trong đó, các làng nghề truyền thống có thể được xem như những “viên ngọc quý” cần được mài giũa và phát huy hiệu quả.
Ngày 11/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định thành lập 3 Cụm công nghiệp làng nghề theo hướng xanh, hiện đại bao gồm: Cụm công nghiệp Hiền Giang, Cụm công nghiệp Hòa Bình ở huyện Thường Tín; Cụm công nghiệp Hương Ngải ở huyện Thạch Thất.
Ngày 11/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quyết định thành lập ba Cụm công nghiệp làng nghề bao gồm: Cụm công nghiệp Hiền Giang, Cụm công nghiệp Hòa Bình ở huyện Thường Tín; Cụm công nghiệp Hương Ngải ở huyện Thạch Thất.
Hà Nội hiện là địa phương có thế mạnh phát triển làng nghề khi sở hữu 1.350 làng nghề, làng có nghề, quy tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước, trong đó có 337 làng nghề đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận.
Là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, Hà Nội đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, một số làng nghề đang phải đối mặt nguy cơ cao về mất an toàn lao động (ATLĐ) và ô nhiễm môi trường.
Bắc Ninh - vùng đất văn hiến và cách mạng chưa bao giờ nguôi sức nóng của ngọn lửa truyền thống với ý chí kiên cường, bất khuất, vượt lên mọi hoàn cảnh để xây dựng và phát triển. Với chiều sâu văn hóa, bề dày truyền thống lịch sử của biết bao thế hệ đã và đang tạo nên những giá trị bền vững, nguồn nội lực mạnh mẽ để bứt phá, cùng cả nước vươn lên, viết tiếp bản hùng ca.
Dự án bảo tồn và phát triển văn hóa “Nét Việt Nam” đánh dấu nỗ lực nhiệt huyết của thế hệ Gen Z trong việc giữ gìn và lan tỏa giá trị truyền thống Việt Nam, qua đó kết nối giới trẻ với những tinh hoa của lịch sử và văn hóa dân tộc.
Xã Côn Minh, huyện Na Rì, là thủ phủ của nghề trồng và chế biến miến dong của tỉnh Bắc Kạn. Càng gần Tết Nguyên Đán, không khí sản xuất tại đây càng thêm sôi động để kịp đưa sản phẩm đi muôn nơi.
Nghề thủ công truyền thống vẽ tranh trên kiếng (kính) ở cù lao huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trải qua gần 100 năm, thể hiện những nét hội họa độc đáo của vùng sông nước. Theo thời gian, những người "nặng lòng" vẫn đang níu giữ hồn tranh kiếng Bà Vệ...
Chỉ còn ít tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các lò sản xuất mật mía thơm ngon nức tiếng ở làng Găng (xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đang tất bật với công việc ép mía, nấu mật phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường.
Ngày 7/1, tại phiên họp thường kỳ Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vương Quốc Tuấn cho biết: Bắc Ninh sẽ sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất tại ba làng nghề thuộc phường Phong Khê (thành phố Bắc Ninh), xã Văn Môn (huyện Yên Phong) và xã Phú Lâm (huyện Tiên Du).
Những năm gần đây, mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long dù không còn đem lại nhiều tôm cá như xưa, nhưng vẫn là thời điểm mưu sinh sôi động của những người đã quen nếp sống hàng chục năm qua. Nước lên còn tác động đến cả những xóm nghề, làng nghề miền Tây.
Ngày đầu năm mới 2025, hãng hàng không Vietnam Airlines ra mắt phim hướng dẫn an toàn bay mới với tên gọi “Chuyến bay nở hoa”. Bộ phim sẽ “phủ sóng” trên các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia đến với hàng chục triệu hành khách trong nước và quốc tế.
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chính thức khai mạc tối 26/12, giới thiệu tới công chúng hơn 1.000 dòng sản phẩm, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP tiêu biểu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội và 25 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Ngay sau khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, huyện Thanh Trì đưa vào vận hành thử, với công suất 100.000m3/ngày đêm, thành phố Hà Nội đang tập trung hoàn thành, đưa thêm Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng, huyện Hoài Đức trong quý I/2025, góp phần xử lý nước thải làng nghề, nâng cao chất lượng môi trường.
Trong khuôn khổ tuần lễ du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, diễn ra trong 3 ngày từ 27/12 đến 29/12, lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tại thành phố Vũng Tàu.
Tối 12/12, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì khai mạc hội chợ triển lãmsản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì (Hà Nội).
Tại hội chợ Công thương khu vực đồng bằng sông Hồng-Vĩnh Phúc năm 2024, thành phố Hà Nội đã giới thiệu, quảng bá hàng loạt các sản phẩm quà tặng hàng lưu niệm, OCOP, làng nghề, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Thủ đô. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giữa các tỉnh, thành phố tăng cường giao thương, kết nối với nhau.
Với lợi thế có nhiều làng nghề truyền thống, trong những năm qua, công tác phát triển làng nghề, sản phẩm làng nghề của thành phố Hà Nội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo điều kiện để các địa phương tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
Từ ngày 12 đến 16/12, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì (Hà Nội), các sở, ban, ngành, các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ tổ chức Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì năm 2024.
Hà Nội có nhiều làng nghề ẩm thực nổi tiếng như: Chè lam Thạch Xá, tương nếp Đường Lâm, bánh tẻ Phú Nhi, bánh cuốn Thanh Trì, giò chả Ước Lễ,… hoặc nhiều món ăn của các làng quê được nhiều người ưa thích như: Cháo se Hạ Mỗ, cháo gõ Quảng Phú Cầu,… Tuy nhiên, cần có những giải pháp thiết thực để khai thác giá trị ẩm thực làng nghề vào phát triển công nghiệp văn hoá.
Trong văn hóa Việt Nam, các đồ dát vàng quỳ có vị trí hết sức quan trọng. Hầu hết các các di tích đình, đền, chùa, miếu đều có hoành phi, câu đối, tượng thờ… được dát vàng; ngoài ra, vàng quỳ còn được sử dụng trong cả nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên, cả nước chỉ có một làng nghề làm vàng quỳ. Đó là làng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Từ chỗ đứng trước nguy cơ mai một, nghề dát vàng Kiêu Kỵ đang hồi sinh mạnh mẽ.
Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành phố Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là một địa chỉ du lịch khá hấp dẫn. Đến đây, khách du lịch như lạc vào không gian của các loại tượng gỗ, nhất là các loại tượng thờ, đồ thờ cúng. Tại đây khách cũng có thể mua nhiều đồ lưu niệm bằng gỗ xinh xắn.
Thời gian qua, nhiều làng nghề tại tỉnh Bắc Giang bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ. Nhưng với sự nỗ lực, hỗ trợ của địa phương, hầu hết các làng nghề đã hoạt động trở lại bình thường, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường dịp cuối năm.
Chiều 20/11, kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khẳng định quan điểm Bắc Ninh không thỏa hiệp với hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường. Tỉnh sẵn sàng, đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các làng nghề, cụm công nghiệp có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp và mô hình sản xuất.
Chiều 19/11, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.