Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: DUY LINH)

Siết chặt kỷ cương vì nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững

Sáng ngày 11/7, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Kiểm toán Nhà nước cần quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải luôn nắm vững, nắm chắc và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, công tâm, khách quan, sử dụng và kiểm soát có hiệu quả quyền lực mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao vì nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn.

Chú trọng phòng, chống tham nhũng gắn với làm trong sạch từ nội bộ ngành kiểm toán

Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán, góp phần quan trọng trong phòng, ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đồng thời chủ động kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tiêu cực từ chính nội bộ ngành. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước về vấn đề này.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. (Ảnh: DUY LINH)

Kiểm toán Nhà nước chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho cơ quan công an

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 30.539,6 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 96.183,8 tỷ đồng, đồng thời chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.
Quang cảnh phiên họp chiều 30/5. (Ảnh: DUY LINH)

Nhiều cơ quan, địa phương chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương đúng quy định

Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đánh giá, một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương, sử dụng nguồn này chi không đúng quy định; một số đơn vị của các địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định 3.200 tỷ đồng.
Chi đầu tư phát triển hiện chiếm khoảng 28-29% tổng chi ngân sách nhà nước. (Ảnh minh họa)

Kiểm toán Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng; phát hiện nhiều sơ hở, bất hợp lý để kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong phối hợp thẩm tra dự toán ngân sách Nhà nước

Nhiều năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã chủ động thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, trong đó tập trung vào báo cáo kiểm toán tài chính, giúp Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước và Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Kiểm toán Nhà nước ký Quy chế phối hợp với các địa phương.

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công

Mỗi năm, Kiểm toán Nhà nước thực hiện hàng trăm cuộc kiểm toán, trong đó có nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tại các địa phương nhằm hỗ trợ đắc lực cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc quản lý, điều hành, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng trên địa bàn.
Kiểm toán Nhà nước góp phần quan trọng xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững

Kiểm toán Nhà nước góp phần quan trọng xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững

Năm 2024, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục hành động theo phương châm “Gọn nhưng chất lượng” với 8 nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục chủ động cung cấp kịp thời các thông tin, phát hiện kiểm toán nổi bật phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời phát huy vai trò là công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đó là những nội dung nổi bật được đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước chia sẻ với báo chí.
Phó Tổng Kiếm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung (trái) và Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán nhà nước Lào Viengthavisone Thepphachanh. (Ảnh: Hải Tiến)

Thắt chặt quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam và Lào

Chiều 4/3, tại thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu Kiểm toán Nhà nước Việt Nam do bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán dẫn đầu, có cuộc gặp với ông Viengthasisone Thephachanh, Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Lào, nhằm tăng cường hợp tác giữa hai cơ quan trong thời gian tới.
Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước và các địa phương ký kết Quy chế phối hợp công tác.

Kiểm toán Nhà nước ký kết Quy chế phối hợp công tác với 5 tỉnh, thành phố phía bắc

Thông qua hoạt động hợp tác, Kiểm toán Nhà nước tư vấn và giúp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố hoàn thiện hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, sử dụng ngân sách. Trong khi đó, sự phối hợp tích cực và hiệu quả của các địa phương đã góp phần giúp Kiểm toán Nhà nước hoàn thành tốt kế hoạch kiểm toán hằng năm được Quốc hội giao.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Kiểm toán Nhà nước. (Ảnh: DUY LINH)

Tiếp tục khẳng định tốt vai trò là cơ quan “gác cửa” về giám sát tài chính quốc gia

Sáng 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng), phát biểu ý kiến tại cuộc đến thăm đầu năm mới tại Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị: Kiểm toán Nhà nước cần tăng cường công khai, minh bạch, đặc biệt là kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán; Kiểm toán viên nhà nước phải không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, "pháp luật nắm chắc, nghiệp vụ tinh thông", phát huy tính "công minh, chính trực, không thiên vị", “cẩn thận, siêng năng nghề nghiệp cao hơn mức độ cần thiết để tránh được rủi ro nghề nghiệp"; tiếp tục phát huy truyền thống của ngành…
Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước và các địa phương ký Quy chế phối hợp công tác

Kiểm toán Nhà nước ký Quy chế phối hợp công tác với 4 tỉnh, thành phố

Kiểm toán Nhà nước và Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh sẽ tiếp tục phối hợp trong xây dựng kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán; thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; giám sát, thẩm tra, quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách, quản lý và điều hành ngân sách địa phương…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. (Ảnh: DUY LINH)

Quốc hội nhất trí kéo dài thực hiện giải ngân vốn ngân sách nhà nước cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo Nghị quyết về giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia vừa được thông qua, Quốc hội nhất trí cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.