Với tầm nhìn chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Ðảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Nhận thức rõ trọng trách của mình, Kiểm toán Nhà nước đã và đang tiếp tục nỗ lực thực hiện sứ mệnh, chung sức cùng cả hệ thống chính trị quyết tâm phòng, chống lãng phí.
Sự phối hợp giữa các cơ quan để tránh chồng chéo trong xây dựng kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước với các kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các địa phương vẫn là một trong những nội dung còn vướng mắc giữa các bên.
Ngày 25/10, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao hiệu quả giám sát ngân sách và tài sản công cho đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố.
Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 83 báo cáo kiểm toán đã phát hành đến thời điểm 30/8/2024, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý 11.246 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 383 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 2.987 tỷ đồng, kiến nghị khác 7.876 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nhằm tạo điều kiện cho các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Từ ngày 10-12/9, tại Ninh Bình Legend Hotel, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong vai trò là nước chủ nhà, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ 8 Nhóm công tác dữ liệu lớn của Tổ chức quốc tế Các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI WGBD) với chủ đề: "Quản trị dữ liệu - công cụ hiệu quả mới trong kiểm toán - từ góc độ chất lượng dữ liệu".
Sau lễ phát động, Công đoàn Kiểm toán Nhà nước đã tiếp nhận số tiền 1,086 tỷ đồng, ngay trong chiều cùng ngày sẽ chuyển đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Trong hai ngày 18 và 19/7, tại Nha Trang, Hiệp hội Doanh nghiệp quân đội phối hợp Kiểm toán Nhà nước tổ chức chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị, kiến thức quản lý tài chính tại các Doanh nghiệp quân đội năm 2024.
Sáng ngày 11/7, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Kiểm toán Nhà nước cần quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải luôn nắm vững, nắm chắc và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, công tâm, khách quan, sử dụng và kiểm soát có hiệu quả quyền lực mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao vì nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững.
Sáng 11/7, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Kiểm toán Nhà nước tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (11/7/1994 - 11/7/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
Sáng nay, 11/7, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Chiều 9/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đoàn đại biểu, lãnh đạo các cơ quan Kiểm toán nhà nước các quốc gia, các tổ chức quốc tế đến Việt Nam tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán nhà nước Việt Nam.
Sau 30 năm phát triển, Kiểm toán Nhà nước đã chứng tỏ vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị của Nhà nước Việt Nam, trở thành công cụ hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Kiểm toán Nhà nước đã mở rộng kiểm toán đến các lĩnh vực gắn với nguồn lực công, trong đó tăng cường các nội dung mới như công nghệ thông tin, kiểm toán môi trường.
Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đã góp phần quan trọng làm minh bạch nền tài chính quốc gia; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia.
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, 5 năm qua, cơ quan kiểm toán đã thực hiện, phát hành hơn 1.300 báo cáo tài chính, trong đó có kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 19 vụ án, với phương châm thận trọng, ‘phải chín, phải rõ’ thì mới chuyển.
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán, góp phần quan trọng trong phòng, ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đồng thời chủ động kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tiêu cực từ chính nội bộ ngành. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước về vấn đề này.
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 30.539,6 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 96.183,8 tỷ đồng, đồng thời chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.
Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đánh giá, một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương, sử dụng nguồn này chi không đúng quy định; một số đơn vị của các địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định 3.200 tỷ đồng.
Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng; phát hiện nhiều sơ hở, bất hợp lý để kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế.
Những đánh giá, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi các nhiệm vụ về điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả điều hành, cải cách chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.
Kết quả kiểm toán các dự án quan trọng quốc gia không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đầu tư các dự án mà còn phục vụ đắc lực cho công tác giám sát chuyên đề của Quốc hội trong năm 2024.
Nhiều năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã chủ động thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, trong đó tập trung vào báo cáo kiểm toán tài chính, giúp Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước và Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Ngày 25/4, tại Thành phố Cần Thơ, Kiểm toán Nhà nước và các tỉnh, thành phố Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ tổ chức hội nghị Sơ kết Quy chế phối hợp công tác giữa các bên.
Kiểm toán môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung chủ đạo được Kiểm toán Nhà nước tập trung phát triển, tăng cường cả về chất lượng và số lượng cuộc kiểm toán trong thời gian qua.
Mỗi năm, Kiểm toán Nhà nước thực hiện hàng trăm cuộc kiểm toán, trong đó có nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tại các địa phương nhằm hỗ trợ đắc lực cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc quản lý, điều hành, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng trên địa bàn.
Ngày 8/3, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội nghị sơ kết, ký Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán Nhà nước với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên.
Năm 2024, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục hành động theo phương châm “Gọn nhưng chất lượng” với 8 nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục chủ động cung cấp kịp thời các thông tin, phát hiện kiểm toán nổi bật phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời phát huy vai trò là công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đó là những nội dung nổi bật được đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước chia sẻ với báo chí.
Chiều 4/3, tại thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu Kiểm toán Nhà nước Việt Nam do bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán dẫn đầu, có cuộc gặp với ông Viengthasisone Thephachanh, Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Lào, nhằm tăng cường hợp tác giữa hai cơ quan trong thời gian tới.