Vở kịch nói “Nhiệm vụ hoàn thành” - một hoạt động sân khấu nghệ thuật thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) đã được Đoàn Kịch nói Hải Phòng chính thức khởi dựng ngày 10/11 và sẽ được công diễn trên sân khấu thành phố Cảng vào tháng 12/2024.
Nhà hát kịch Idecaf đã có buổi họp báo ra mắt tác phẩm chính kịch cảm tác từ danh tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Dự án được đầu tư quy mô, hứa hẹn nhiều bất ngờ.
Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới diễn ra Liên hoan Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024, nhưng đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho cuộc tranh tài của các sân khấu lớn đã cơ bản hoàn tất. Bên cạnh đề tài lịch sử, cách mạng, vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện đại cũng được các sân khấu lựa chọn đưa vào vở diễn.
“Lâu đài cát” hay “Mặt nạ người”- kịch bản của tác giả Tiến sĩ Nguyễn Đăng Chương đã từng nổi danh trên sân khấu kịch nói Việt Nam hơn chục năm trước đã được Đoàn Kịch nói Hải Phòng khởi dựng ngày 11/9.
Tối 26/6, Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 (do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc tổ chức) đã chính thức bế mạc tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Tối 11/6, Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2024 đã chính thức khai mạc tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc tổ chức.
Sau sáu ngày tranh tài sôi nổi, tối 26/8, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức lễ bế mạc, tổng kết và trao giải thưởng ba cuộc thi tài năng: múa rối toàn quốc-2022, múa toàn quốc-2023 và diễn viên kịch nói toàn quốc-2023 đã cùng bế mạc tại Hà Nội.
Tối 20/8, ba cuộc thi: Tài năng múa rối toàn quốc - 2022, Tài năng múa toàn quốc - 2023 và Tài năng diễn viên kịch nói toàn quốc - 2023 đã khai mạc đồng thời tại Nhà hát Tuổi Trẻ, Hà Nội.
Trong các ngành nghệ thuật biểu diễn, sân khấu là loại hình có lịch sử lâu đời nhất. Ngay từ thời nhà Đinh, nghệ thuật chèo, tuồng và xiếc đã hình thành và phát triển.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ra quyết định tổ chức ba cuộc thi: “Tài năng Múa rối toàn quốc - 2022”, “Tài năng Múa toàn quốc - 2023” và “Tài năng Diễn viên Kịch nói toàn quốc - 2023”.
Sáng 1/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức lễ công bố dự án “Happy Smile - Nụ cười hạnh phúc” với mục tiêu đưa nghệ thuật kịch nói đến với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Tham dự Liên hoan Quốc tế Sân khấu thử nghiệm diễn ra sôi nổi những ngày qua, sân khấu Hải Phòng đã ghi dấu ấn đậm nét với bạn nghề trong nước và quốc tế khi cùng lúc mang tới ba vở diễn đặc sắc, giàu tính thử nghiệm từ cả kịch bản tới phong cách dàn dựng.
Tối 15/11, Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V năm 2022 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu chủ trì, phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức đã chính thức khai mạc tại Rạp Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội.
Trong tháng 2 vừa qua, ngay khi có thông tin các cơ sở, địa điểm biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội được mở cửa trở lại, các đơn vị sân khấu Thủ đô đã lập tức lên kế hoạch biểu diễn để nhanh chóng phục vụ khán giả.
Sự kiện kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam vừa qua được các nghệ sĩ trong cả nước hân hoan chào đón, ghi dấu một thế kỷ hình thành và phát triển của một loại hình nghệ thuật có nhiều đóng góp vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Thời gian chưa phải là nhiều nếu so với sân khấu dân tộc đã có hàng trăm năm và kịch nói thế giới có từ hàng nghìn năm, nhưng chúng ta có thể tự hào về sự trưởng thành của kịch nói Việt Nam.