Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, các nhà lãnh đạo cùng thảo luận về việc tăng cường tài chính cho khí hậu, cải cách các tổ chức toàn cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Bức tranh kinh tế ảm đạm của Argentina đã được điểm thêm những gam màu sáng, nhờ tín hiệu khả quan trong cuộc chiến chống lạm phát và nỗ lực cân bằng ngân sách. Tuy nhiên, chặng đường cải cách tại quốc gia Nam Mỹ này còn nhiều chông gai, nhất là khi các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” ảnh hưởng cuộc sống của người dân và kéo theo những bất ổn xã hội.
Nhiều tập đoàn nổi tiếng của Mỹ, kể cả doanh nghiệp đang làm ăn có lãi đã bắt đầu năm 2024 bằng thông báo sa thải nhân sự và kế hoạch cắt giảm chi phí. Chính sách mới được kỳ vọng giúp công ty chuyển đổi mô hình hiệu quả, gia tăng lợi nhuận, cũng như tìm ra động lực phát triển mới.
Ngành nông nghiệp châu Âu đang lao đao trước các hình thái thời tiết cực đoan, từ khô hạn kéo dài cho đến mưa lũ, với sản lượng lương thực sụt giảm. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm giải pháp hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng bởi mùa màng thất thu.
Nửa chặng đường của năm 2023 vừa đi qua cũng là đến thời điểm Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Các quốc gia thu nhập thấp phải đối mặt với tỷ lệ chênh lệch việc làm lớn nhất ở mức đáng báo động 21,5%, trong khi tỷ lệ này ở các quốc gia thu nhập trung bình và cao lần lượt là hơn 11% và 8,2%.
Nhà chức trách Afghanistan ngày 26/1 cho biết, hơn 160 người ở nước này đã tử vong do giá rét trong tháng này, trong khi nhiều người dân không đủ khả năng mua nhiên liệu để sưởi ấm nhà khi nhiệt độ xuống tới mức băng giá.
Cuộc xung đột ở Ukraine kéo theo những hệ lụy đối với các nền kinh tế đã đẩy hàng triệu trẻ em ở Đông Âu và Trung Á rơi vào cảnh nghèo đói. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 17/10 đã đưa ra kết luận trên sau khi nghiên cứu dữ liệu từ 22 quốc gia.
Với việc tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ và "thắt lưng buộc bụng" trong sử dụng năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) có thể tránh được "thảm họa khí đốt" trong mùa đông năm nay. Tuy nhiên, dù tạm vơi nỗi lo về khủng hoảng năng lượng, những thách thức lớn vẫn chờ đợi các quốc gia trong khối trong năm 2023 tới.
Ngày 9/8, Công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB), doanh nghiệp cung cấp điện độc quyền tại Sri Lanka, cho biết sẽ tăng giá điện lên đến 264% trong bối cảnh quốc gia này đang bị thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Ngày 1/8, Sri Lanka đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp nhằm giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng ở trẻ em, khi cuộc khủng hoảng kinh tế khiến 90% dân số nước này phụ thuộc vào cứu trợ của nhà nước.
Tân Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 29/7 đã gửi thư cho các thành viên quốc hội, mời họ thành lập 1 chính phủ đoàn kết dân tộc với sự tham gia của tất cả các đảng phái để giúp Sri Lanka phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ hiện nay.
Ông Ranil Wickremesinghe đã bắt đầu đàm phán với các đảng đối lập về việc thành lập một chính phủ có đại diện của tất cả các bên, nhằm tạo lập niềm tin vào chính quyền mới.
Ngày 27/7, Quốc hội Sri Lanka đã bỏ phiếu thông qua việc ban bố tình trạng khẩn cấp, vốn được Tổng thống Ranil Wickremesinghe đưa ra hồi trung tuần tháng này, đồng thời cho phép gia hạn lệnh này.
Sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa rời khỏi đất nước và thông báo từ chức, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã trở thành quyền Tổng thống theo quy định của Hiến pháp Sri Lanka.
Quyền Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 18/7 thông báo, các cuộc đàm phán của nước này với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã gần đi đến hồi kết, trong khi các cuộc thương lượng về viện trợ nước ngoài cũng đạt được tiến bộ.
Khủng hoảng chính trị tại Sri Lanka đã dẫn đến việc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức. Giờ đây, nước này còn đối mặt với khủng hoảng kinh tế sau khi trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, cạn kiệt ngoại tệ, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã...
Ngày 27/6, Công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB), doanh nghiệp cung cấp điện độc quyền tại Sri Lanka, đã đề nghị tăng giá điện hơn 800% để bù lỗ, trong bối cảnh quốc gia này đang thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Ngày 28/5, Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka cho biết, quốc gia Nam Á này đã nhận được dầu thô của Nga để khởi động lại nhà máy lọc dầu duy nhất của đất nước.
Litro Gas Lanka Limited, nhà cung cấp khí hóa lỏng hàng đầu của Sri Lanka ngày 9/5 thông báo, công ty này không thể cung cấp khí tự nhiên phục vụ người tiêu dùng trong nước cho đến khi có đủ nguồn cung dự trữ mới.
Chiều 22/8, một ngày sau khi nhậm chức, tân Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đã có bài phát biểu đầu tiên trước công chúng. Bài phát biểu được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc và các nền tảng xã hội.