Hải đăng Hòn Dấu- mắt thần nơi cửa biển Hải Phòng.
Hải đăng Hòn Dấu- mắt thần nơi cửa biển Hải Phòng.

Hòn Dấu linh thiêng và hùng vĩ

Không có những bãi cát mịn màng giữa làn nước biển xanh ngắt, nhưng đảo Hòn Dấu- một đảo nhỏ ven bờ của bán đảo du lịch Đồ Sơn (Hải Phòng) vẫn có sức hút lạ kỳ đối với du khách khi đến với thành phố Cảng.

Đã từ lâu, Hòn Dấu được du khách trong và ngoài nước ví như thiên đường nơi hạ giới bởi vẻ đẹp hoang sơ với sự hòa quyện giữa phong cảnh rừng núi tĩnh lặng với cây cối rậm rạp đan xen chằng chịt dây leo và mái đền cổ kính linh thiêng nép dưới rừng đa búp đỏ cổ thụ soi bóng xuống biển xanh quanh năm rì rào sóng vỗ.

Nằm cách bán đảo Đồ Sơn gần 1km, Hòn Dấu như một viên ngọc được bao bọc bởi 9 ngọn núi như 9 con rồng đang hướng đầu về. Từ xa xưa, Hòn Dấu được coi là vùng đất thiêng và cứ dịp đầu tháng 2 âm lịch hằng năm, các cư dân của cả vùng ven biển nơi đây lại tất bật đi thuyền ra đảo tham dự lễ hội.

Hòn Dấu linh thiêng và hùng vĩ ảnh 1

Người dân tất bật mang lễ vật ra đảo dự lễ hội.

Nằm cách bán đảo Đồ Sơn gần 1km, Hòn Dấu như một viên ngọc được bao bọc bởi 9 ngọn núi như 9 con rồng đang hướng đầu về. Từ xa xưa, Hòn Dấu được coi là vùng đất thiêng và cứ dịp đầu tháng 2 âm lịch hằng năm, các cư dân của cả vùng ven biển nơi đây lại tất bật đi thuyền ra đảo tham dự lễ hội.

Những ngày diễn ra lễ hội, trên tuyến biển luôn tấp nập tàu bè, cờ hội rợp cả trên bến lẫn dưới thuyền. Cả một góc đảo rực sáng trong đêm, tiếng cười nói hòa cùng âm thanh rộn rã của lễ hội khiến cả vùng biển đêm sôi động.

Theo truyền thuyết kể lại, vào đời nhà Trần, sau trận thủy chiến với quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, các ngư dân của vạn chài Đồ Sơn khi đó phát hiện thi thể một vị tướng nhà Trần hy sinh trôi dạt vào đảo. Hôm sau, khi mọi người ở vạn chài trong đất liền ra làm lễ mai táng, thì ngay tại chỗ ngài nằm, mối đã đùn lên bao quanh thành mộ. Người dân các vạn chài bèn lập miếu thờ, thành kính hương khói.

Hòn Dấu linh thiêng và hùng vĩ ảnh 2

Lễ hội diễn ra về đêm trên Hòn Dấu linh thiêng.

Trong một dịp kinh lý ngang qua đảo, thuyền của vua triều Nguyễn bất ngờ gặp sóng to, gió lớn nên cho thuyền ghé đảo. Sau khi thắp hương, khấn vái tại miếu thờ nói trên, thì trời quang, mây tạnh. Thấy ngôi đền linh thiêng, vua liền ban chiếu phong là Nam Hải đại vương.

Hòn Dấu còn mang trong mình nhiều huyền tích linh thiêng. Các cư dân vạn chài nơi đây đã lưu truyền từ đời này sang đời khác về sự linh ứng của thần đảo. Có lẽ vì thế, từng hòn đá, cái cây nơi đây không bao giờ bị lấy đi và vẻ hoang sơ kỳ vĩ của Hòn Dấu được lưu giữ qua thăng trầm lịch sử hàng thế kỷ qua.

Năm 2009, Hòn Dấu được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng Di tích-Danh lam thắng cảnh quốc gia.

Đảo Hòn Dấu được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ” giữa thành phố biển Hải Phòng. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái với cảnh vật hoang sơ, hùng vĩ, đồng thời chưa có nhiều tác động của bàn tay con người khiến Hòn Dấu trở thành một trong những địa điểm nghỉ dưỡng, thư giãn vô cùng tuyệt vời mà ai đến du lịch Hải Phòng cũng đều phải ghé đến.

Đảo Hòn Dấu mang trong mình một khu rừng nguyên sinh với đặc trưng là những gốc cây cổ thụ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Thực vật ở đây được chia làm 3 tầng rõ rệt, bao gồm: cây cổ thụ, thân leo và thân thảo.

Đảo Hòn Dấu được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ” giữa thành phố biển Hải Phòng. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái với cảnh vật hoang sơ, hùng vĩ, đồng thời chưa có nhiều tác động của bàn tay con người khiến Hòn Dấu trở thành một trong những địa điểm nghỉ dưỡng, thư giãn vô cùng tuyệt vời mà ai đến du lịch Hải Phòng cũng đều phải ghé đến.

Vì là rừng nguyên sinh nên rừng ở đảo Hòn Dấu vẫn giữ được sự nguyên vẹn, các thảm cỏ xanh mướt kết hợp với các loại hoa rừng tạo nên một bức tranh hết sức hài hòa, sinh động.

Hằng năm, cứ vào dịp đầu tháng 2 âm lịch hằng năm, nhằm ngày giỗ của thần Nam Hải Đại Vương, không chỉ người dân vạn chài Đồ Sơn, mà đông đảo cư dân ven biển duyên hải Bắc Bộ lại quần tụ về chốn linh thiêng này cùng nhau tưng bừng mở hội, cầu cho quốc thái, dân an, cầu mong thần Nam Hải luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến biển an toàn, khởi đầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, cư dân làm ăn phát đạt...

Hòn Dấu linh thiêng và hùng vĩ ảnh 3

Các vật phẩm được người dân dâng lên thần Nam Hải đại vương.

Đặc biệt, đêm chính hội mồng 9 tháng 2 âm lịch với nghi lễ chính thức diễn ra lúc 23 giờ đêm. Đồ lễ có nhiều thứ, nhưng không thể thiếu các đoàn tàu thuyền bằng mã trang trí rực rỡ được người dân đưa ra làm lễ tại đền. Đồ lễ ở đây không hóa (đốt), mà được thả ra biển. Đúng nửa đêm, đồ lễ được đưa ra biển để tỏ lòng biết ơn của cư dân vạn chài với thần Nam Hải đại vương đã luôn che chở, bảo vệ, …

Thăm Hòn Dấu, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí sôi động của các nghi lễ và hoạt động độc đáo của lễ hội, mà còn có dịp tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hệ thống rừng nguyên sinh, ngọn hải đăng và những bãi đá cổ.

Hòn Dấu linh thiêng và hùng vĩ ảnh 4

Trong lễ hội có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn người dân và du khách.

Lách qua những thân rễ chằng chịt của quần thể 35 cây đa búp đỏ và rừng nguyên sinh trên đảo, du khách còn được chiêm ngưỡng ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam - Hải đăng Hòn Dấu.

Thăm Hòn Dấu, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí sôi động của các nghi lễ và hoạt động độc đáo của lễ hội, mà còn có dịp tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hệ thống rừng nguyên sinh, ngọn hải đăng và những bãi đá cổ.

Được người Pháp xây dựng trên đỉnh cao nhất của đảo vào năm 1898, Hải đăng Hòn Dấu như một pháo đài cổ sừng sững với đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển. Nơi đây như một chứng tích lịch sử cho quá trình phát triển của cảng biển và thành phố Hải Phòng.

Tồn tại qua hơn trăm năm và vẫn duy trì hoạt động kể cả những năm tháng khốc liệt đạn bom, thủy lôi trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Hải đăng Hòn Dấu không chỉ dẫn đường cho tàu bè vào cảng, qua lại trên luồng biển Hải Phòng, mà còn là bảo tàng lịch sử trên đảo.

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, trạm đèn biển này là một trong những mục tiêu oanh tạc của đế quốc Mỹ. Tháng 4/1967, hải đăng Hòn Dấu bị đánh sập hoàn toàn. Mặc cho đạn bom tàn phá và sự khốc liệt của chiến tranh, những người công nhân của Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền bắc vẫn kiên cường bám trụ, luôn giữ cho ngọn đèn luôn chiếu sáng trong đêm tối, dẫn lối cho những con tàu của bạn bè phương xa đến với Việt Nam, cũng như những chuyến hàng vượt qua đạn bom, thủy lôi phong tỏa để lên đường chi viện cho tiền tuyến lớn miền nam…

Năm 1986, hải đăng Hòn Dấu được xây dựng lại trên nền móng cũ và năm 1995, tiếp tục được sửa chữa, trùng tu theo kiến trúc ban đầu.

Thăm đèn biển, du khách phải leo 125 bậc thang xoắn ốc để lên tới đỉnh đèn và cái cảm giác đứng trên cao giữa trùng khơi sóng nước, đón những cơn gió biển mặn mòi của đại dương, phóng tầm mắt bao quát cả một vùng trời biển rộng lớn mới để cảm nhận cảnh đẹp và sự hùng vĩ của quê hương đất nước mới sảng khoái, thú vị làm sao…

Hòn Dấu linh thiêng và hùng vĩ ảnh 5

Tại hải đăng Hòn Dấu còn lưu giữ những hiện vật ghi dấu lịch sử oai hùng của quân và dân ta trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.

Hải đăng Hòn Dấu chiếu xa tới 40km như “mắt thần” chỉ dẫn cho những con tàu đi biển xa trên hải trình sóng gió bao la và định vị cho tuyến luồng quan trọng ra vào cảng biển Hải Phòng.

Với truyền thống lâu đời, Lễ hội Hòn Dấu không chỉ gắn với giá trị văn hóa tâm linh của người dân vạn chài Đồ Sơn nói riêng, miền biển Bắc bộ nói chung, mà còn mang tâm nguyện của của các tầng lớp nhân dân trong giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người miền biển, mong muốn cho “mưa thuận, gió hòa”, quê hương, đất nước phồn vinh, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

back to top