Chiều 16/11 theo giờ địa phương (sáng 17/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru, tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC) 2024. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tháp tùng đoàn về ý nghĩa và kết quả chuyến công tác Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường.
Ngày 16/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Sau khi kết thúc các hoạt động tại Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024, chiều 16/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024
Sáng ngày 16/11, giờ địa phương, tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31 vừa diễn ra tại Lima (Peru), với chủ đề “Bền vững + Kỹ thuật số + Phục hồi = APEC”. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã nhất trí khởi động “Sáng kiến tài chính bền vững” nhằm ứng phó những thách thức mới của nền kinh tế khu vực.
Sáng 24/10, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Vụ Hợp tác quốc tế và Ban Thư ký tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Ngày 4/9, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Phương Đông 2024 tại Vladivostock, Liên bang Nga đã diễn ra Hội thảo với chủ đề Thách thức đối với hệ thống giáo dục truyền thống ở các nền kinh tế thành viên APEC.
Hội nghị Bộ trưởng An ninh lương thực Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 9 (FSMM) diễn ra ở Trujillo (Peru), đã kêu gọi tiếp cận toàn diện và hành động khẩn cấp để giải quyết các thách thức an ninh lương thực khu vực và toàn cầu. Diễn ra trong bối cảnh những tác động đan xen của biến đổi khí hậu, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và bất bình đẳng kinh tế đang ngày càng đe dọa sự ổn định của hệ thống lương thực thế giới, hội nghị khẳng định lại cam kết của các thành viên về bảo đảm an ninh lương thực lâu dài và bền vững.
Sáng 17/11 (theo giờ địa phương), tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Cấp cao và Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC. Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tham dự với tư cách khách mời. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.
Tập đoàn hàng không vũ trụ Boeing và Chính phủ Hoa Kỳ đang khởi động sáng kiến nhằm xúc tiến phát triển và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) giữa các quốc gia thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Trưa 16/11 theo giờ địa phương, đã diễn ra Phiên Đối thoại giữa các Nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC với các khách mời là Tổng thống Colombia Gustavo Petro, Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka và Bộ trưởng Công Thương Ấn Độ Shri Piyush Goyal.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, nước này và Trung Quốc cần bảo đảm cạnh tranh giữa hai bên sẽ không biến thành xung đột. Hai bên cũng cần quản lý mối quan hệ song phương một cách có trách nhiệm.
Ngày 13/11 (giờ địa phương), bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Trung tâm hội nghị Moscone, San Francisco (Mỹ), Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp song phương Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), bà Anna Bjerde.
Ngày 26/5, Bộ trưởng Thương mại của các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) không ra được tuyên bố chung sau hai ngày họp nhưng đã đồng ý thúc đẩy thương mại toàn diện và bền vững hơn.
Ngày 19/11, đánh giá về kết quả Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2022, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha khẳng định, sự kiện đã thành công tốt đẹp. Ông cũng cho rằng, đây là thành công chung của tất cả các nền kinh tế thành viên APEC.
Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2022, ngày 19/11, tại Bangkok, Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Lý Gia Siêu, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva.
Sáng 19/11, tại Bangkok (Thái Lan), các Nhà Lãnh đạo APEC tiếp tục họp phiên thứ hai của Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29 với chủ đề “Thương mại và Đầu tư bền vững”.
Cùng với Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 đang diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia Queen Sirikit ở thủ đô Bangkok, nước chủ nhà Thái Lan cũng nhân cơ hội này tổ chức một triển lãm nhằm quảng bá mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG) mà Chính phủ Thái Lan đang thúc đẩy như một giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững hơn.
Chiều 18/11, các nhà lãnh đạo APEC đã có phiên Đối thoại với các thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC). Tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự hoạt động có Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp, Chủ tịch ABAC của Việt Nam.
Với chủ đề “Rộng mở, kết nối và cân bằng”, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 29 thảo luận 3 định hướng ưu tiên của hợp tác APEC gồm: cởi mở với tất cả các cơ hội, kết nối trên mọi khía cạnh và cân bằng trên mọi phương diện, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với bền vững môi trường.
Sau 3 ngày họp đầu tiên của Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29, các quan chức cấp cao (SOM) đã kết thúc các phiên thảo luận với việc nhất trí đưa ra Dự thảo “Các mục tiêu Bangkok” đối với mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG) của chủ nhà APEC 2022 Thái Lan.
Hướng tới Tầm nhìn APEC đến năm 2040, 21 nền kinh tế thành viên đang nỗ lực xây dựng một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.
Ra đời năm 1989, APEC hoạt động như một diễn đàn kinh tế và thương mại đa phương. Các nền kinh tế thành viên tham gia trên cơ sở đối thoại cởi mở và tôn trọng quan điểm của tất cả các bên.
Chính phủ Thái Lan đang triển khai nhiều biện pháp an ninh cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), sẽ diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/11 tới tại thủ đô Bangkok.
18 nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã khẳng định sẽ tham dự Hội nghị cấp cao của diễn đàn này tại Bangkok (Thái Lan), trong khi lãnh đạo 3 nước sẽ là "khách mời đặc biệt".
Ngày 20/10, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2022 diễn ra tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Bộ trưởng Tài chính các nền kinh tế thành viên APEC và đại diện các tổ chức quốc tế đã thảo luận và thống nhất cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ khó tránh được nguy cơ suy thoái trong năm tới.
Ngày 17/10, người phát ngôn Bộ Tài chính Thái Lan Pornchai Thiraveja cho biết, tình hình kinh tế thời hậu Covid-19, các chính sách thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế sẽ là các vấn đề chính được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC, diễn ra tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) trong tuần này.
Các bộ trưởng APEC sẽ chia sẻ ý kiến về tình hình kinh tế trong thời kỳ hậu Covid-19, các yếu tố tích cực và tiêu cực đối với phục hồi kinh tế và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC tổ chức tại Phuket (Thái Lan), Phó Thủ tướng Thái Lan Supattanapong Punmeechaow đã nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME), trong tiến trình phục hồi các nền kinh tế bị đại dịch Covid-19 tàn phá.