Từ ngày 14 đến 17/4/2025, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội đã trở thành tâm điểm của sự chú ý toàn cầu khi đăng cai thành công Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư.
Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng bền vững và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
Ngày 13/3, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nam Phi được tổ chức tại thành phố Cape Town (Nam Phi), hai bên đã cam kết tăng cường hợp tác trong bối cảnh cả hai bên đều đang phải đối phó với những thách thức liên quan đến vấn đề viện trợ và thương mại.
Ngày 27/2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết, ông đã mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/3 tới để thảo luận về việc hỗ trợ Kiev trong tương lai.
Sáng 11/2 (giờ địa phương), tại thành phố Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ thế giới 2025 (WGS-2025).
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/1 có bài phát biểu cuối cùng trước khi mãn nhiệm về chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó nêu bật những thành tựu ngoại giao nổi bật và là chiến thắng của nước Mỹ trong nỗ lực cạnh tranh toàn cầu. Trong đó, ông Biden đặc biệt nhấn mạnh về kết quả củng cố các mối quan hệ đồng minh và đối tác ở châu Á.
Phía Trung Quốc kỳ vọng đi sâu trao đổi với tất cả các bên, bám sát 4 chủ đề là mở cửa, đổi mới, kết nối và phối hợp, thúc đẩy những tiến triển mới trong hợp tác trên các lĩnh vực then chốt như kết nối khu vực, thương mại và đầu tư, nông nghiệp và giảm nghèo, đóng góp nhiều hơn cho thúc đẩy phát triển bền vững và hội nhập kinh tế ở khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang được sắp xếp bên lề một cuộc họp quốc tế, dự kiến diễn ra tại Nam Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) khai mạc ngày 22/10, tại thành phố Kazan của Nga, với sự tham gia của lãnh đạo và đại diện cấp cao các nước thành viên.
Nga, nước chủ trì nhóm BRICS năm nay, đã kêu gọi các đối tác của mình tạo ra một giải pháp thay thế cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước hội nghị thượng đỉnh BRICS vào cuối tháng này.
Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock của Thụy Sĩ. Tổng thống nước chủ nhà Viola Amherd nhấn mạnh, hội nghị là cơ hội để các bên chia sẻ quan điểm, nhằm tìm kiếm một giải pháp cho hòa bình ở Ukraine. Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận về cách thức và thời điểm Nga có thể tham dự tiến trình hòa bình này.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/4 tuyên bố, sẽ hết sức cố gắng vì một nền hòa bình lâu dài giữa Israel và Palestine, dựa trên giải pháp hai nhà nước.
Tại hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines được tổ chức tại Nhà Trắng ngày 11/4 (giờ địa phương), lãnh đạo ba nước đưa ra tín hiệu rằng sẽ còn nhiều cuộc gặp tương tự thời gian tới và cuộc gặp lần này được xem là sự khởi đầu, giúp thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa ba quốc gia.
Italia mong muốn trở thành cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa châu Âu và châu Phi thông qua việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh “Italia-châu Phi: Cầu nối cho tăng trưởng chung”. Ðây là sự kiện quốc tế đầu tiên mà Rome đăng cai tổ chức kể từ khi đảm nhận chức Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).
Hỗ trợ phát triển ở châu Phi và kiểm soát rủi ro từ trí tuệ nhân tạo (AI) là những ưu tiên chính được bàn luận tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), dự kiến diễn ra vào tháng 6/2024. Việc đảm nhận chức Chủ tịch G7 năm nay là một trọng trách nặng nề với Italia, trong bối cảnh thế giới đối mặt nhiều thách thức mới nổi và phức tạp.
Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2023 của Liên minh châu Âu (EU) vừa khép lại tại Brussels (Bỉ) với hàng loạt chủ đề nóng được thảo luận, như các cuộc xung đột vũ trang, nền kinh tế suy yếu, mở rộng khối... Những chủ đề này cũng phản ánh một năm với nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và tương lai của EU.
Trưa 2/12 (giờ địa phương), tại Dubai, UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề “Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loại” tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28). Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ.
Trưa 2/12 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu (COP28).
Trả lời phỏng vấn báo chí về Đoàn Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tham dự COP28, tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam sẽ công bố sáng kiến, cam kết mới về ứng phó biến đổi khí hậu tại COP28. Báo Nhân Dân xin giới thiệu tới bạn đọc nội dung bài phỏng vấn.
Tuyên bố chung về xung đột giữa phong trào Hamas và Israel vẫn chưa được đưa ra vì các nhà lãnh đạo châu Âu yêu cầu lên án lực lượng Hamas và công nhận "quyền tự vệ" của Israel.
Với sự tham dự của 416 công ty đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu, sự kiện là cơ hội để nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng cường kết nối, mở rộng hợp tác cùng có lợi, thu hút đầu tư, thúc đẩy phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu Covid-19.
Trong tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh Med9 tại Malta, lãnh đạo 9 quốc gia khu vực Địa Trung Hải và Nam Âu kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hoàn tất thỏa thuận mới về người di cư và tị nạn trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2024, đồng thời tăng cường nỗ lực ngăn chặn người di cư trái phép từ Bắc Phi. Tuyên bố nhấn mạnh các quốc gia EU tuyến đầu tiếp nhận người di cư cần tăng cường giám sát khu vực biên giới EU để chặn các đường dây buôn người.
Ngày 17/9, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến đi Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20.
Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ phấn đấu hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân trong thông điệp được ông viết vào cuốn sổ lưu bút của Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima.
Tại ngày họp thứ 2 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Hiroshima (Nhật Bản), lãnh đạo nhóm này đã ra tuyên bố khẳng định sẽ tăng cường hỗ trợ năng lượng và phát triển cho các nước mới nổi và đang phát triển vốn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư và nợ nước ngoài.